Tất cả dân tộc Việt Nam chắc chắn ai ai cũng biết đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị võ tướng tài ba, thao lược, nhưng cũng ít người, đặc biệt là thế hệ trẻ biết rằng Người còn là một nhà giáo, một thầy giáo dạy lịch sử. Vì lẽ đó, sinh thời ông luôn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục nước nhà, đối với ông giáo dục là cốt lõi, là nền tảng hình thành nhân cách đạo đức cho mọi thế hệ, và nơi đào tạo ra những thế hệ cách mạng tương lại cho đất nước.
Ông từng nói, giáo dục là mục đích của cuộc sống, là vì con người. Giáo dục không chỉ có sứ mệnh cao cả là nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài mà còn có sức mạnh tạo ra những giá trị văn hóa, đạo đức, thẩm mỹ và thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội. Chính vì vậy, đối với ông “mục tiêu cao nhất của giáo dục là chuẩn bị những người chủ hiện tại, những người quyết định vận mệnh của đất nước và của bản thân mình”. Và ông từng chia sẽ với báo chí rằng “nếu không có chiến tranh, tôi vẫn làm nghề dạy học”, có thể nói đây là cốt cách vĩ đại, ở Đại tướng hội tụ đủ nhân, lễ, nghĩa, trí,, tín, một người văn võ song toàn, khí phách ngút trời xanh, xứng danh được xếp ngang hàng với các bậc tiền nhân trong lịch sử dựng nước và giữ nước Việt Nam như Hưng Đạo Vương, Lê Lợi,… chắc độc giả cũng nhận thấy cách so sánh này không có gì là quá đáng khi Đại tướng Võ Nguyên Giáp được vinh danh là một trong 10 vị tướng giỏi nhất trong lịch sử, được vinh danh là “Napoleong đỏ” của Việt Nam, và trong thời kỳ dạy học, ông cũng đã từng trình bày những vấn đề liên quan đến cách mạng Pháp, thậm chí ông có thể vẽ một cách chính xác bản đồ những trận đánh của Napoleong, có lẽ đây chính là bước khởi đầy để ông bén duyên với binh nghiệp và cũng trở thành người người anh cả vĩ đại nhất thống lĩnh các lực lượng vũ trang cách mạng Việt Nam.
Hình ảnh Thầy giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp hồi còn trẻ
Theo báo Quảng Bình đưa tin: “Vào năm 1938, Người đã thi đỗ ngoại hạng về môn kinh tế - chính trị, Giáo sư người Pháp là Kherian và ông Gaetor Pirou (Đổng lý văn phòng của Thủ tướng Paul Doumer) đã bàn bạc để đưa Đại tướng sang Pari học tập. Nhưng đó không phải là sự lựa chọn của Đại tướng với lý do thật đơn giản "Không thể rời bỏ bạn bè và hành động như một người ích kỷ”. Sau khi ra trường, Võ Nguyên Giáp dạy học môn lịch sử tại trường trung học Thăng Long. Ở cương vị là nhà giáo, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đóng góp rất lớn cho ngành Giáo dục nói chung - cho cán bộ, giáo viên giảng dạy bộ môn Lịch sử nói riêng với những kinh nghiệm hay, một số phương pháp dạy học có giá trị. Đại tướng đề cao tinh thần tự học và tự nghiên cứu của giáo viên, học sinh. Trong trí nhớ của nhiều thế hệ học sinh, ông không những diễn giảng rất giỏi về các đề tài lịch sử mà còn có phương pháp sư phạm tốt”. Ít người biết rằng chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người đặt bút ký Quyết định số 167-HĐBT ngày 28 tháng 9 năm 1982 khi còn là giữ chức Phó thủ tướng Chính phủ (lúc này gọi là Hội đồng Bộ trưởng). Tại Điều 1 Quyết định này ghi rõ sẽ lấy ngày 20.11 hàng năm là ngày Nhà giáo Việt Nam. Nhân tháng 11, nhớ đến thầy giáo Đại tướng Võ Nguyên Giáp, một người thầy giáo bình dị mà vĩ đại, trong tâm trí những học trò cùng thời như Lê Đức Thọ, Nguyễn Thành Lê luôn nhớ những bài giảng của ông về lịch sử cách mạng Pháp, về Napoleong, đó mãi là những bài học đáng giá, là những giá trị cao đẹp giúp họ vững bước trên con đường cách mạng, trở thành những vị anh hùng có tên tuổi trong lịch sử mà ngày nay chúng ta đều đã biết.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp luôn tâm niệm quan điểm “Cần phải tạo ra được một môi trường giáo dục thống nhất giữa nhà trường, gia đình và xã hội”.
Lúc sinh thời Đại tướng nhấn mạnh: “Giáo dục rất quan trọng. Muốn chấn hưng đất nước, muốn đào tạo con người có ích cho xã hội thì phải coi giáo dục là ưu tiên bậc nhất. Hiện giờ, giáo dục có nhiều thành tích nhưng kém hơn so với các nước trong khu vực”. Đây có lẽ là những lời vàng ngọc và nền giáo dục Việt Nam hiện đại cần nhìn nhận lại một cách tích cực những thành quả, giá trị giáo dục hiện tại của Việt Nam để có những cải cách, những bước tiến phù hợp hơn trong tương lai. Cả nước khóc thương tiễn biệt Đại tướng, người anh hùng vĩ đại của dân tộc. Con cũng khóc thương Đại tướng, người thầy giáo, người con vĩ đại của quê hương Quảng Bình yêu dấu. Nghĩ đến người mà lòng con nghẹn trào cảm xúc, nhớ Người quá, thầy giáo Đại tướng ơi!!!
Trần Ái Quốc