
![]() |
Kiều nữ N không chỉ sở hữu một nhan sắc mê hồn, mà còn có một giọng ngọt ngào đi vào lòng người |
Đảng lãnh đạo, nhà nước quản lý, nhân dân làm chủ = DÂN CHỦ
![]() |
Kiều nữ N không chỉ sở hữu một nhan sắc mê hồn, mà còn có một giọng ngọt ngào đi vào lòng người |
![]() |
Nhân dịp giới kinh doanh zân chủ kỷ niệm 50 năm ngày mất của anh em tổng thống Ngô Đình Diệm, Trần Ái Quốc tôi xin giới thiệu tới độc giả bài viết “Nếu có chết, xin chết trên đất nước Việt Nam”. Nội dung bài viết kể về anh hùng liệt sỹ Đại tá Phạm Ngọc Thảo, bí danh “Chín T” hoạt động tình báo và anh dũng hy sinh vì sự tra tấn dã man của kẻ địch.
Đại tá, Liệt sỹ, Anh hùng LLVTND Phạm Ngọc Thảo
1.Đảo chính Ngô Đình Diệm và Nguyễn Khánh
Trước cuộc đảo chính Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu ngày 1/11/1963, Phạm Ngọc Thảo bàn với Dương Văn Minh, nhưng Minh quá nhát, không dám hưởng ứng. Tiếp đó Phạm Ngọc Thảo bàn với Trần Thiện Khiêm. Quả nhiên cuộc đảo chính thắng lợi. Tuy vậy, Dương Văn Minh cũng được cử đứng đầu Hội đồng quân nhân cách mạng... Tất cả các tướng lĩnh tham gia cuộc đảo chính đều được lên chức, lên lon. Phạm Ngọc Thảo vì chưa qua lớp cao cấp nên không được đề bạt.
Đại sứ Mỹ rất biết việc này, muốn nắm Phạm Ngọc Thảo về sau, liền đề nghị với chính quyền ngụy đưa Phạm Ngọc Thảo sang Mỹ học trường võ bị cao cấp, cùng với đề nghị đưa chị Phạm Thị Nhiệm vợ ông sang Mỹ làm giáo sư dạy tiếng Việt cho những lớp sĩ quan Mỹ trước khi được đưa qua Việt Nam.
Trong khi Phạm Ngọc Thảo đi Mỹ học thì ở trong nước, Nguyễn Khánh làm đảo chính Dương Văn Minh lên nắm chính quyền. Nhưng Nguyễn Khánh chỉ là một tên võ biền, không có chủ trương chính sách gì khả dĩ ổn định được tình hình rối loạn khắp nơi cũng như không dám đương đầu với đám tướng lĩnh, chỉ huy các đơn vị tham nhũng, buôn lậu. Nhiều cuộc biểu tình của dân chúng và học sinh, sinh viên đòi Nguyễn Khánh ra đối chất, Nguyễn Khánh ú ớ không trả lời được.
Vì vậy khi Phạm Ngọc Thảo tốt nghiệp Học viện cao cấp quân sự ở Hoa Kỳ về, liền được Nguyễn Khánh phong ngay quân hàm đại tá và cử làm phát ngôn viên chính phủ.
Có Phạm Ngọc Thảo, công việc bàn thảo và những kế hoạch đảo chính lại được tiếp tục. Trần Thiện Khiêm muốn đảo chính Nguyễn Khánh bằng kế hoạch bắt cóc trong một bữa tiệc gia đình nhưng không thành, lập tức Trần Thiện Khiêm đi làm đại sứ ở Mỹ đã yêu cầu có Phạm Ngọc Thảo đi theo để phụ trách nhiệm vụ tùy viên quân sự và báo chí. Nguyễn Khánh chấp thuận.
Làm tùy viên quân sự và báo chí bên cạnh Trần Thiện Khiêm, chỉ một thời gian ngắn Phạm Ngọc Thảo đã nắm được kế hoạch của Lầu năm góc đang chuẩn bị đưa quân viễn chinh Mỹ vào miền Nam Việt Nam.
Nhiều khu căn cứ bí mật đã được thành lập để huấn luyện cho quân đội Mỹ quen thuộc với địa hình đầm lầy và rừng rậm Việt Nam. Đế quốc Mỹ đang chờ thời cơ để có thể ký được với chính phủ bù nhìn nào đó ở Việt Nam một hiệp định cho Mỹ có quyền đưa quân đội viễn chinh vào chiếm đóng ở miền Nam Việt Nam.
Nguyễn Khánh muốn cắt bớt vây cánh của Trần Thiện Khiêm đề phòng nguy hiểm về sau, liền lệnh cho Bộ Ngoại giao Sài Gòn triệu hồi Phạm Ngọc Thảo về nước và phải trình diện trước ngày 18/2/1965. Biết rõ âm mưu của Nguyễn Khánh, Phạm Ngọc Thảo đã bàn với Trần Thiện Khiêm về việc cần làm cuộc đảo chính Nguyễn Khánh ngay.
Đảo chính lần này sẽ do chính Phạm Ngọc Thảo đứng ra chỉ huy.
Đại tá quân đội Sài Gòn Phạm Ngọc Thảo chỉ huy cuộc đảo chính ngày 19.2.1965 lật đổ chính quyền Nguyễn Khánh - Ảnh: Chin Kah Chong
Cuộc đảo chính được hoạch định với những mục tiêu quan trọng như các cơ quan chính quyền, đài phát thanh, dinh thự của Nguyễn Khánh... phải giải quyết xong vào lúc 13 giờ ngày 19/2/1965.
Đúng như kế hoạch, Phạm Ngọc Thảo đã chiếm được trụ sở làm việc của Nguyễn Khánh, cho xe tăng trở mũi về đài phát thanh thì bất ngờ một số nhà báo trông thấy Phạm Ngọc Thảo ngồi trên nóc một chiếc xe tăng chạy ngang qua công trường Mê Linh. Họ xúm tới phỏng vấn.
Là phát ngôn viên chính phủ, Phạm Ngọc Thảo quen biết rất nhiều nhà báo nên không nỡ từ chối một ai, đành phải trả lời và để họ quay phim, chụp ảnh. Anh tới đài phát thanh trễ mất nửa giờ.
Nhiệm vụ bắt Nguyễn Khánh được trao cho trung tá Lê Hoàng Thao, nhưng không may đơn vị bị lạc đường, phải có người đi tìm dẫn đường tới nơi. Cũng trễ nửa giờ.
Nguyễn Khánh đã ăn trưa xong và về nghỉ tại biệt thự riêng cũng trong Bộ Tổng tham mưu và thấy có đơn vị đảo chính đang xông vào liền lẻn qua một cổng riêng chạy qua sân bay quân sự. Y gặp Nguyễn Cao Kỳ ở đây. Hai người chui hàng rào chạy thoát thân tới sân bay Biên Hòa.
Nguyễn Cao Kỳ là Tư lệnh không quân của chính quyền Sài Gòn, cho một máy bay nhỏ đưa Nguyễn Khánh chạy ra Vũng Tàu. Nguyễn Cao Kỳ cũng lên một máy bay khác trốn khỏi sân bay Biên Hòa. Y cho máy bay lượn trên vùng trời sân bay Tân Sơn Nhất dùng loa gọi xuống lệnh cho quân đảo chính rời khỏi Tân Sơn Nhất, nếu không y sẽ cho thả bom sân bay Tân Sơn Nhất.
Lúc này ở sân bay Tân Sơn Nhất đang có một số đơn vị Mỹ đóng trong một khu doanh trại. Đại sứ Mỹ nghe được tuyên bố của Nguyễn Cao Kỳ liền phái tướng Rowland chạy tới Dinh Độc Lập gặp Phạm Ngọc Thảo đang họp báo ở đó.
Phạm Ngọc Thảo đồng ý lên trực thăng riêng của đại sứ Mỹ cùng tướng Lâm Văn Phát lên Biên Hòa gặp Nguyễn Cao Kỳ. Hai bên thương lượng. Nguyễn Cao Kỳ chấp thuận loại Nguyễn Khánh ra khỏi Hội đồng quân nhân mà hiện nay y làm chủ tịch đổi lấy việc quân đảo chính rút khỏi sân bay Tân Sơn Nhất.
Như vậy là cuộc đảo chính không đạt được mục tiêu.
Vào 20 giờ cùng ngày các tướng lĩnh đảo chính họp và đồng ý giải tán để chờ cơ hội khác sẽ lại cùng nhau hợp tác.
2. Báo Việt Tiến - kế hoạch hành động mới
Làm lại từ đầu, lần này Phạm Ngọc Thảo thận trọng hơn trong việc lựa chọn đơn vị tham gia. Đối với những người chỉ huy, anh lựa kỹ càng hơn; về kế hoạch hành quân cũng như những biện pháp phải đối phó, anh vạch ra tỉ mỉ hơn.
Anh xuất bản một tờ báo lấy tên là Việt Tiến tuyên truyền về tinh thần yêu nước của nhân dân Việt Nam quyết đánh đuổi bọn xâm lược và tay sai, tinh thần dũng cảm của người lính khi lâm trận, phân tích những thiếu sót về cuộc đảo chính vừa qua và những biện pháp cần khắc phục. Báo Việt Tiến phát hành tới từng tiểu đội sẽ tham gia đảo chính lần thứ hai và được đông đảo nhân dân ủng hộ...
Lúc này Nguyễn Khánh đã bị phế truất, Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ cầm đầu chính phủ mới mà họ gọi là “ủy ban Hành pháp Trung ương”. Cả Nguyễn Văn Thiệu và Nguyễn Cao Kỳ đều sợ Phạm Ngọc Thảo. Cao Kỳ ngấm ngầm cho bọn an ninh quân đội đi khắp nơi dò la tin tức của Phạm Ngọc Thảo.
Cũng cùng thời gian này, đại sứ quán Mỹ tìm cách liên lạc với Phạm Ngọc Thảo hứa sẽ đưa anh ra nước ngoài nếu anh chấp nhận không trở về Việt Nam nữa. Đại sứ quán Campuchia cũng chuyển lời của Sihanouk mời Phạm Ngọc Thảo qua Campuchia tị nạn.
Với cả hai nơi, anh đều có lời cám ơn và nói rằng: Nếu có chết cũng xin chết trên đất nước Việt Nam.
Quả thật Phạm Ngọc Thảo có một vòng rào bảo vệ rất rộng lớn và vững chắc ở các xứ đạo từ Biên Hòa tới Hố Nai, Thủ Đức, Sài Gòn. Nhiều linh mục cộng tác với anh đủ mọi công việc, từ việc in ấn, phát hành tờ Việt Tiến. Nhiều linh mục đã tham gia viết bài cho tờ báo. Nhiều thương gia, trí thức yêu nước sẵn sàng giao cả nhà của mình cho lực lượng đảo chính sử dụng hội họp.
Bên cạnh Phạm Ngọc Thảo bao giờ cũng có linh mục Nguyễn Quang Lãm và một người trợ lý, Phạm Ngọc Thảo liên lạc với các đầu mối, vạch chương trình làm việc hàng ngày, những người cần tiếp xúc, bố trí những địa điểm cần thay đổi để giữ bí mật.
3. “Nếu chết, xin chết trên đất nước Việt Nam”
Bữa ấy linh mục Nguyễn Quang Lãm sắp xếp cho Phạm Ngọc Thảo tiếp một người khách ở nhà dòng Phước Sơn. Cuộc tiếp xúc xong thì đáng ra Phạm Ngọc Thảo rời địa điểm. Nhưng còn có nhiều việc phải làm nên nấn ná qua bữa sau.
Sáng hôm sau, ngày 16/7/1965, hai chiếc xe Citroen chạy thẳng vào nhà dòng Phước Sơn, đậu ngay trước cửa phòng Phạm Ngọc Thảo. Một toán người mặc đồ đen tung cửa vào khi anh đang ngồi bên bàn trước ly cà phê để tính toán công việc. Phạm Ngọc Thảo chưa kịp phản ứng đối phó thì họ đã xông tới ôm chặt Phạm Ngọc Thảo, xốc nách lôi ra xe.
Sự việc xảy ra nhanh quá khiến người trợ lý của anh không kịp trở tay. Chúng đưa anh tới rừng cao su Phước Tân thuộc họ đạo Tân Mai. Chúng dừng xe, bịt mắt anh và dẫn đi một đoạn đường. Biết mình bị nguy hiểm, anh chuẩn bị đối phó, dù chúng nắm hai tay anh thật chặt.
Có tiếng lên đạn, Phạm Ngọc Thảo vốn có sức khỏe, vùng vẫy muốn thoát ra. Chúng sợ anh vuột mất liền nhắm đầu anh nổ súng.
Phạm Ngọc Thảo ngã vật ra. Ngay lúc đó những người công nhân đi cạo mủ buổi sáng, nghe tiếng súng vội ù chạy. Chúng sợ bị lộ liền quay xe chạy mất...
Phạm Ngọc Thảo nằm bất tỉnh một lúc lâu... Anh giơ tay mở khăn bịt mặt... ở xa xa có mấy người mon men tới gần, có người còn sợ. Phạm Ngọc Thảo giơ tay vẫy gọi. Họ vẫn rón rén, một hai người bước tới, sau dần dần đông...
Phát súng trúng hàm dưới trổ ra phía trước, gãy mất mấy cái răng. Máu ra rất nhiều, ướt đẫm chiếc áo linh mục anh mặc trên người. Mọi người nâng Phạm Ngọc Thảo dậy, nghĩ đây là một linh mục bị bắt cóc và bị ám sát nên tạm đưa anh về trại định cư Tam Hiệp. Máu từ vết thương vẫn ra đầy miệng, anh ra hiệu mượn giấy bút, viết mấy chữ cho cha xứ dòng Đa Minh. Cha xứ dòng Đa Minh là linh mục Cường, biết tin linh mục Jacobert lâm nạn liền tập tức tới nơi. Cha Cường làm lễ rửa tội, mọi người biết ý lui ra.
Thảo yêu cầu linh mục đưa anh đi ngay khỏi chốn này, vì bọn an ninh quân đội thế nào cũng sẽ quay lại. Cha Cường mướn một chiếc xe lam đưa anh về xứ đạo Đa Minh nhờ các bà sơ thay quần áo và băng bó vết thương.
Nhưng, bọn cảnh sát quốc gia và an ninh quân đội cũng tìm ra nơi anh nằm và chúng đã tới bắt anh... Từ Biên Hòa, chúng dùng trực thăng đưa anh về Sài Gòn. Tại Tân Sơn Nhất có Nguyễn Ngọc Loan, Tổng giám đốc Cảnh sát quốc gia và nhiều tên sĩ quan an ninh quân đội đón anh. Anh Thảo vẫn một mình từ trực thăng nhảy xuống đất, nghĩa là vết thương ở miệng không làm anh mất sức.
Nguyễn Ngọc Loan chở ngay anh Thảo về an ninh quân đội Sài Gòn. Nơi đây đại tá Đặng Như Tuyết bị bắt từ hôm đảo chính 20/2/1965 nằm phòng bên cạnh có nghe được phần nào cuộc hỏi cung anh Thảo. Sau này anh Đặng Như Tuyết có kể được một đoạn:
An ninh quân đội hỏi anh Thảo:
- Nếu đại tá được tự do trở lại thì đại tá sẽ làm gì?
Anh Thảo trả lời:
- Tôi sẽ tiếp tục sứ mạng của tôi cho tới thành công.
An ninh quân đội lại hỏi:
- Đại tá cho biết những ai giúp đại tá sống trong mấy tháng qua?
- Đó là những người ơn nghĩa của tôi, giúp tôi trong công việc chung. Tôi không thể cho các anh biết.
Đêm về khuya, ở phòng kế bên, anh Đặng Như Tuyết nghe tiếng đánh đá nhiều lần và sau cùng nghe anh Thảo la thất thanh rồi im lặng luôn. Lúc đó vào khoảng 1, 2 giờ sáng thứ sáu, ngày 17/7/1965.
Hôm sau, báo chí Sài Gòn đăng thông báo của cảnh sát là đại tá Phạm Ngọc Thảo đã chết vì vết thương ngày hôm trước. Có báo đăng hình anh Thảo nằm chết trên ghế bố.
Sự thật, Phạm Ngọc Thảo chết vì Nguyễn Ngọc Loan ra lệnh cho sĩ quan và người của an ninh quân đội đánh đập đến tắt thở.
Năm ấy Phạm Ngọc Thảo 43 tuổi.
Trần Ái Quốc ( nguồn: internet)
![]() |
Chế Trung Hiếu ở Mỹ Tho, Tiền Giang |
![]() |
Chế Trung Hiếu cùng cô gái Lào ở Phong Sa Lỳ |
“... Tôi lại càng phản đối việc tìm kiếm bằng tâm linh. Nhưng đến bây giờ, khi em tôi được đưa về, được xác nhận kết quả xét nghiệm ADN trùng khớp, thì tôi không tin cũng vẫn phải tin”, ông Tình bắt đầu câu chuyện với tôi ở đền thờ của dòng họ Cung của mình.
Tiếp chúng tôi trong nhà thờ họ, ông Cung Xuân Tình, năm nay đã bước sang tuổi 74, tóc đã bạc trắng nhưng vẫn ánh lên vẻ cường tráng, mạnh khỏe của một người chiến sĩ cách mạng vào sinh ra tử một thời rồi trở thành một lão nông chân chất kể từ sau thời bình, ông quả quyết, nếu không có bản xét nghiệm ADN có lẽ ông sẽ không tin hài cốt của đứa em trai cùng cha khác mẹ với mình đã được tìm thấy.
Cũng nhờ giấy báo tử mà gia đình biết là liệt sỹ Cung Văn Chiến nhập ngũ vào tháng 4/1966, chức vụ hạ sĩ, đơn vị chiến đấu C1D1-KT, hy sinh ngày 07/3/1969. Hỏi tên đơn vị C1D1-KT thì không một ai biết, và lại càng không ai biết liệt sỹ Cung Văn Chiến hy sinh ở đâu, trong trận đánh nào, được chôn cất ở đâu.
“Mà ngay cái chuyện em trai tôi hy sinh cũng là một nhầm lẫn hy hữu, bởi giấy báo tử người ta gửi về cho gia đình không phải là Cung Văn Chiến mà là Cung Văn Toán, anh trai của liệt sỹ Cung Văn Chiến, tức là con đầu của cụ Nguyễn Thị Gái. Thằng Chiến với thằng Toán lúc đấy đều đang tham gia chiến đấu ngoài chiến trường. Lúc nhận giấy báo tử ghi tên thằng Toán nên chúng tôi ngỡ là thằng Toán hy sinh chứ không phải Chiến, gia đình và địa phương đã làm lễ truy điệu thằng Toán hẳn hoi, mà sau này mới biết là nó vẫn còn sống”, ông Tình kể với tôi.
Câu chuyện của ông Cung Xuân Tính kể cho chúng tôi mỗi lúc một… kỳ lạ, nên tôi mới xin ông Tình sang gặp trực tiếp ông Cung Văn Toán, ở cùng thôn Yên Lâm, cách nhà ông Tình vài trăm bước chân. Tại nhà ông Toán, chúng tôi gặp cả cụ Nguyễn Thị Gái, tính năm nay là ngót nghét 90 tuổi, nhưng mắt vẫn tinh, tay chân vẫn cứng cáp, đi lại bình thường. Chỉ có điều cụ đã hơi lẫn, nên khi tôi thử hỏi cụ có mấy người con thì cụ cũng không nhớ. Nhưng khi gặp cậu con trai út Cung Văn Tám, lập tức bà trả lời: "8 đứa, thằng Tám của mẹ đây nè".
Ông Cung Văn Toán, năm nay đã 67 tuổi, lần giở ký ức của mình bằng những kỷ vật chiến công: đó là huân chương chiến sĩ giải phóng hạng nhì do cố đồng chí Nguyễn Hữu Thọ, Chủ tịch Hội đồng cố vấn chính phủ cách mạng lâm thời cộng hòa miền Nam Việt Nam trao tặng ngày 1 tháng 12 năm 1975 và Huân chương kháng chiến hạng ba cấp ngày 15 tháng 8 năm 1985 do cố chủ tịch Hội đồng Nhà nước Trường Chinh ký.
“Hồi đó bị trúng pháo của địch, sức ép của pháo làm tôi ngất lịm, khiến đồng đội tưởng tôi chết rồi. Khi người ta hạ xuống huyệt chôn thì tôi mới tỉnh lại và được cứu sống. Sau đó vẫn tiếp tục tham gia chiến đấu, mãi đến năm 1974 mới xuất ngũ trở về quê hương”, ông Toán bồi hồi nhớ lại. Mãi đến năm 1982, ông Toán mới lập gia đình, đến nay có 3 người con trai, hiện đều đã đi làm.
Lại nói, câu chuyện ông Toán từ cõi chết trở về khiến gia đình, dòng họ vui mừng bao nhiêu thì sự trăn trở, tìm kiếm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến cũng nhiều bấy nhiêu. Có điều, tìm ở đâu khi một thông tin về nơi hy sinh, nơi chôn cất của liệt sỹ đều không có. Không một bức ảnh, không một dòng thư liên lạc của liệt sỹ còn lại để gia đình tìm kiếm.
Ông Tình bảo ông là người phản đối cực kỳ chuyện anh con trai út Cung Văn Tám đề nghị tìm hài cốt của liệt sỹ Cung Văn Chiến bằng cách nhờ đến nhà ngoại cảm. “Nếu em tôi đang nằm ở đâu đó trên mảnh đất quê hương Việt Nam này, dù là vô danh nhưng được an táng đàng hoàng, còn tốt hơn là đưa một hài cốt về bằng tâm linh, mà chính mình cũng không biết có thực là em trai mình không thì còn có tội hơn. Thà cứ để em ở yên nơi nào đó, để trong kỷ niệm, ký ức của em mình vẫn tốt đẹp, hơn là đưa em về chỉ bằng niềm tin”, ông Tình bảo.
“Tôi nhớ năm 2006, phải hên lắm thì Bích Hằng mới đồng ý tìm giúp hài cốt của anh tôi, bởi nguyên tắc của Bích Hằng, muốn tìm liệt sỹ thì phải có di ảnh của liệt sỹ, trong khi trong tay tôi không có bất kỳ thứ gì. Tôi nhờ Bích Hằng vậy thôi, chứ trong đầu cũng không tin sẽ có một ngày tìm được. Vậy mà tháng 6/2008, chị Hằng gọi cho tôi, thông báo đã tìm thấy, chỉ đích danh là anh tôi đang nằm ở khu mộ chưa có tên, vị trí số 10, hàng 11, khu B, nghĩa trang liệt sĩ huyện Mộc Hóa (nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An”, anh út Tám, hiện là Chi cục trưởng thi hành án huyện Quế Võ, nói về câu chuyện tìm kiếm hài cốt của anh mình với tôi, bằng một sự hồ hởi về một câu chuyện “thần bí nói không ai tin”.
![]() PV Dân trí đã tìm gặp bà Phan Thị Bích Hằng, Hội viên Trung tâm nghiên cứu tiềm năng con người để xác thực câu chuyện về liệt sỹ Cung Văn Chiến vừa được gia đình họ Cung ở xã Bằng An, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh tìm thấy sau 44 năm thất lạc. Bà Bích Hằng xác nhận, năm 2006 bà nhận được đề nghị tìm hài cốt của anh trai mình của ông Cung Văn Tám. “Hồi đó, thương anh Tám 12h đêm vẫn ngồi đợi tôi ở cổng nhà đề nghị tôi tìm giúp hài cốt của anh trai nên tôi mới nhận, dù anh Tám không có di ảnh của anh trai. Tôi bảo anh phải đưa ảnh của bố là cụ Cung Văn Toán để làm cầu nối tìm giúp cho anh”, bà Bích Hằng nhớ lại. “Chính xác là tháng 3/2008, liệt sỹ Cung Văn Chiến đã “liên lạc” với tôi và chỉ nơi mà liệt sỹ đang nằm là ở nghĩa trang Mộc Hóa, nay là thị xã Kiến Tường, tỉnh Long An nhưng do lúc đó nhiều hồ sơ quá nên tôi trả kết quả chậm cho gia đình mất 3 tháng. Tuy nhiên, vì nhiều lý do mà gia đình chưa tin về kết quả đó. Đối với tôi việc tìm kiếm bằng tâm linh giúp các thân nhân gia đình liệt sỹ là hoàn toàn thiện nguyện, khi có kết quả thì tôi trả kết quả, còn gia đình có tin kết quả hay không thì tùy họ. Tôi đặc biệt khuyến khích các gia đình nên xét nghiệm ADN vì bất cứ lĩnh vực khoa học nào cũng có sai số, không chính xác. Giờ tôi cũng vừa biết là sau 5 năm kể từ khi tôi trả kết quả, gia đình đã tìm thấy, và mừng nhất là giám định ADN đã chuẩn xác. Niềm vui của gia đình cũng chính là niềm vui của tôi đối với lĩnh vực khoa học tâm linh mà hoàn toàn thiện nguyện này”, bà Bích Hằng khẳng định. |
Nguyễn Minh Cần, một nhà chính trị tha hương và tị nạn xã hội ở nước Liên Xô cũ nay là Liên Bang Nga đã có những quan điểm xét lại mà Cần cho rằng đó là những lời gan ruột, là yêu nước, thương dân là mong muốn cho Việt Nam một cuộc sống giàu đẹp. Trong bài viết ‘Nguyễn Minh Cần – chuyện dài ra đảng và đa đảng’ được đăng trên dân luận nhằm đáp ứng lời kêu gọi ra khỏi Đảng của nhà dân chủ Lê Hiếu Đằng.
Chân dung nhà dân chủ Nguyễn Minh Cần
Trong bài viết của mình Cần giới thiệu rằng mình đã gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương (tên gọi khác của Đảng Cộng sản Việt Nam vào giai đoạn 1930-1950)và ra khỏi Đảng vào năm 36 tuổi. Cần nói ông ta từng vào sinh ra tử vì cách mạng, nhưng sau khi được Nhà nước cho đi học ở Liên Xô, ông cùng một số người bị quy vào tội “xét lại” và hắn chấp nhận sống cuộc sống tha hương để không bị Đảng cộng sản bỏ tù. Cái lý luận của hắn đúng hay không cả xã hội đều biết, vẫn biết trong mỗi giai đoạn lịch sử, cũng có những lúc chúng ta phạm phải sai lầm trong việc thực hiện các đường lối, chính sách của Đảng nên đã gây ra những hậu quả to lớn như cải cách ruộng đất năm 1953-1956 ở Miền Bắc. Nhưng chủ trương cải cách ruộng đất của chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng là hoàn toàn đúng đắn, tuy nhiên, do trình độ dân trí của cán bộ địa phương và quần chúng nhân dân còn thấp, lại do rập khuôn máy móc trong thực hiện cải cách ruộng đất nên đã gây ra những viễn cảnh đau lòng như đấu tố nhầm những người yêu nước, con đấu tố cha mẹ, vợ đấu tố chồng,..” Nhưng ngay lập tức, khi biết chuyện Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngay lập tức cho dừng cải cách ruộng đất, cách chức đồng chí Tổng bí thư Trường Chinh, đồng thời kịp thời tiến hành các biện pháp sửa sai và công khai xin lỗi trước quốc dân đồng bào. Chính nhờ những việc làm kịp thời đó nên việc cải cách ruộng đất vẫn thành công vang dội và đáp ứng được yêu cầu “người cày có ruộng” từ đó mới có lương thực, thực phẩm để chi viện cho chiến trường Miền Nam đánh giặc cứu nước. Nhưng lý luận của Nguyễn Minh Cần lại cho rằng Đảng ta gây tội ác trong cải cách ruộng đất, thật là hết chỗ nói, thế nên khi quy kết rằng Nguyễn Minh Cần “phản quốc” cũng thấy xác đáng.
Nguyễn Minh Cần còn nói rằng, số phận đã run rủi cho hắn được tham gia hai cuộc cách mạng trong đời, và hắn lập luận rằng: “cuộc Cách mạng Tháng Tám (19/8/1945) ở Việt Nam lúc tôi mới 17 tuổi, vì ngây thơ về chính trị tôi đã vô ý thức đưa Đảng Cộng Sản Việt Nam lên nắm chính quyền thống trị Đất nước”. Không biết hắn tham gia cách mạng trong vô thức thì hắn nhận thức được cái gì để Đảng ta phải quan tâm đến hắn, cho hắn đi nước ngoài học tập nâng cao trình độ còn cả nước đang từng ngày phải đổ máu cho cuộc chiến thống nhất dân tộc. Còn nhớ những thế hệ trẻ thời đó đã vô cùng phấn khởi khi được tham gia cách mạng và ngày giành chính quyền (19/8/1945) là ngày hạnh phúc nhất của quốc dân đồng bào nước Việt Nam dân chủ cộng hòa nay là Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Còn việc Đảng Cộng sản Việt giành quyền thống trị đất nước (lúc đó Đảng lấy tên là Đảng Cộng sản Đông Dương) là một việc làm tất yếu, vì nhờ có Đảng cộng sản Đông Dương và sự lãnh đạo sáng suốt của lãnh tụ Hồ Chí Minh trải qua 3 cuộc vận động cách mang là 1930-1931; 1936-1939; 1939-1945 thì mới hội tụ đầy đủ các yếu tố để giành chính quyền cách mạng thành công. Dựa vào vô thức của một kẻ thiếu hiểu biết và tâm thần chính trị như Nguyễn Mình Cần nói như thế e là hoang tưởng quá chăng, tự đánh bóng tên tuổi của mình ư? Tiếp đó, Cần tự đánh bóng mình là đã tham gia hạ bệ Đảng Cộng sản Liên Xô vào ngày 19/8/1991, sự tự tin và ngạo mạn của hắn quả thực làm cho người khác cảm thấy ghen tị về những thành tích bất hảo của hắn. Nguyễn Minh Cần hết kết tội Đảng Cộng sản Việt Nam bán Trường Sa cho Trung Quốc lại xuyên tạc đường lối của Việt Nam là theo đường lối Trung Quốc này nọ. Trong khi trong chính sách đối ngoại của Việt Nam đã xác định rõ bạn thù, và trong lịch sử 16 cuộc chiến xâm lược của Việt Nam từ lúc dựng nước đến nay thì có đến 14 cuộc chiến là chống lại sự xâm lược của phong kiến phương Bắc. Tuy nhiên, Đảng Cộng sản Việt Nam luôn chủ trương lấy hòa hiếu làm đầu nên được bạn bè quốc tế tin yêu và giúp đỡ, như vậy Việt Nam mới trường tồn được đến ngày nay và đang từng bước phát triển ngày càng giàu mạnh, còn Trung Quốc thì muôn đời không bao giờ chịu dừng lại cái dã tâm là bá chủ toàn cầu, cho nên chắc chắc những điều Nguyễn Minh Cần nói đến là những điều xuyên tạc mang chủ nghĩa cá nhân sâu sắc.
Tiếp đó Nguyễn Minh Cần lại vu cáo Đảng Cộng sản Việt Nam sau khi giành được chính quyền vào tháng Tám năm 1945, hắn vu cáo “Nhưng hồi đó, thế và lực của ĐCS còn yếu, nên các lãnh tụ CS phải dùng những thủ đoạn khéo léo che giấu cái chất CS của chế độ. Thậm chí có lúc họ còn giả vờ giải tán ĐCS (11/1946) và cho ra đời hai đảng “bỏ túi” là Đảng Dân Chủ và Đảng Xã Hội để làm cảnh, hòng đánh lừa dư luận trong nước và thế giới. Họ đặt tên nước là Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa, và có khi phải lập “Chính phủ liên hiệp”, mời những quan chức, vài đại biểu các đảng khác, vài nhân sĩ có uy tín dưới chế độ cũ đứng đầu các bộ quan trọng trong chính phủ (như nội vụ, ngoại giao, văn hóa...), nhưng những vị này chỉ “làm vì” chẳng có quyền hành thực tế, mà mọi thực quyền đều nằm trong tay các cán bộ CS. Nguyễn Minh Cần lại xuyên tạc lịch sử một cách trắng trợn, trong tình thế vào năm 1946 trước viễn cảnh quân đồng minh vào giải giáp quân đội Nhật và quân xâm lược Pháp núp bóng quân đồng minh âm mưu xâm lược nước ta một lần nữa. Trước những sự đòi hỏi và hoàn cảnh ngặt nghèo đến mức được ví như “ngàn cân treo đầu sợi tóc”, cùng lúc phải đối phó với cả thù trong, giặc ngoài, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã phải không khéo trong sách lược, trong đó có cả việc Đảng Cộng sản phải tạm thời tự giải tán để rút vào bí mật hòng chuẩn bị cho một cuộc chiến mà ta biết trước rằng mình không thể tránh khỏi. Tình thế cách mạng và áp lực của quân Tưởng Giới Thạch đòi hỏi Đảng ta phải thực hiện những sách lược phù hợp, làm gì cho chuyện giả vờ giải tán như Nguyễn Minh Cần xuyên tạc. Thế mà cũng mang danh là kẻ đi nghiên cứu sinh ở nước ngoài, đúng là một kẻ tâm thần về chính trị và ngu muội về lịch sử.
Tiếp đó Nguyễn Minh Cần lại vu cáo “Đảng Cộng sản Việt Nam tiến hành cuộc chiến tranh Bắc Nam dưới chiêu bài “giải phóng miền Nam”. Biết bao xương máu của quân và dân cả hai miền Bắc và Nam đã đổ ra! Biết bao nhiêu triệu thanh niên, nam nữ của cả hai miền Bắc và Nam đã chết tức tưởi trong cuộc chiến tranh huynh đệ này!” Thật nực cười, lãnh thổ Việt Nam này Nam Bắc nối liền một dải có hình chữ S, dù có ai muốn xóa bỏ sự thật đó cũng không được. Sau chiến thắng Điện Biên Phủ năm 1954, Đế Quốc Mỹ đã âm mưu can thiệp và Miền Nam Việt Nam, và thực tế chúng đã dựng nên chính phủ độc tài gia đình trị Ngô Đình Diệm, khi về nước Diệm đã lê máy chém đi khắp miền Nam giết hại đồng bào, chiến sĩ ta. Sau khi lật đổ Diệm, quân đội Mỹ đã vào gây chiến tranh ở miền Nam và chúng muốn thôn tính luôn cả miền Bắc, đến khi không làm gì được quân và dân miền Nam ngay lập tức chúng dồn tất cả sự căm hờn vào hàng vạn tấn bom đạn trong đợt đánh phá miền Bắc Việt Nam vào năm 1972 mà phía Việt Nam gọi là trận Điện Biên Phủ trên không. Những chứng cứ đó, lịch sử trong và ngoài nước còn ghi lại rõ ràng, cớ sao Nguyễn Minh Cần là ngu đến mức không chịu đọc để rồi vì bất mãn chính trị mà buông ra nhưng lời vu cáo sằng bậy.
Và đây, bản chất của Nguyễn Minh Cần đã lộ ra ngay, khi hắn đưa ra lời khuyên “ĐCSVN hãy nên nghe lời kêu gọi thức thời của hai đảng viên CS kỳ cựu Lê Hiếu Đằng và Hồ Ngọc Nhuận, mà can đảm “xét lại” và quyết định một thái độ rõ ràng, dứt khoát, đầy trách nhiệm công dân”. Đi theo bụt mặc áo cà sa, đi theo ma thì mặc áo giấy, câu nói của tiền nhân còn ghi đậm rõ ràng trong sử sách, vãi cả Đằng, vãi cả Nhuận và bây giờ vãi luôn cả Cần. Đúng là những kẻ đánh tráo khái niệm lòng yêu nước bằng sự thù hằn cá nhân, những kẻ toán tính và kinh doanh chính trị bằng một tâm rồn của “rận chủ”, những kẻ tâm thần chính trị./.
Trần Ái Quốc
Nguyễn Trọng Vĩnh đã ở tuổi gần đất xa trời
Ở cái tuổi gần đất xa trời, hai ông già Nguyễn Trọng Vĩnh và Lê Hiếu Đằng có nhiều thời gian rảnh rỗi, mà ông bà mình thường có câu “rảnh rỗi sinh đạo tặc”, thế nên hai gã rận già mới rủ nhau lên núi cao đàm đạo chuyện chính trị cho cuộc đời bớt nhạt nhẽo.
Vốn là những cộng sản nòi, từng phục vụ và đóng góp công lao của mình cho sự nghiệp cách mạng của đất nước, trải qua bao thăng trầm biến cố của cuộc đời, nhưng đối với hai gã rận già này nhiêu đó chưa đủ. Thế nên vận dụng câu nói bậy bạ của thanh niên bây giờ vào hai ông già này không biết có đúng không, ngụ ý là “trẻ không xông pha thì già mất nết”. Đang ở tuổi an hưởng tuổi già, được xã hội và con cháu phụng dưỡng, thế nhưng hai ông già Vĩnh và Đằng lại không chịu ngồi yên, coi đó là nhạt nhẽo, vô vị, nên mới liên kết nhau lại cùng tìm ra một trò giải trí mới nhằm chơi trò chính trị cho đỡ nhạt mồm nhạt miệng. Mở đầu của trò chơi này là quay ngoắt lại phủ nhận tất cả những thành quả mà các lão đã theo đuổi trong gần suốt cuộc đời, Vĩnh và Đằng coi đấy là bước đầu tiên trong con đường chinh phục sự nghiệp tương lai gần miệng lỗ của mình, tiếp đó, được các đối tượng trong và ngoài nước móc nối, xúi giục, lôi kéo, dụ giỗ, mua chuộc bằng tiền, bằng vật chất,..thế là hai cao nhân nhà ta ngay lập tức gia nhập vào giới dân chủ. Là những người có tuổi, có kinh nghiệm nhưng Vĩnh và Đằng lại đi ca ngợi mấy con ranh con vắt mũi chưa sạch, đáng tuổi cháu mình, nâng chúng nó lên ngang tầm cha mẹ, ông bà ông vải của mình (như chuyện phong thánh cho Phương Uyên, Đỗ Thị Minh Hạnh,..) nhưng không lấy đó làm nhục, hay là nhục quá quen rồi cũng nên. Hết mấy trò vớ vẩn, thấy không làm nên nổi vấn đề gì, Vĩnh và Đằng nhà ta nhân buổi câu cá uống rượu mới nghĩ ra những trò mới hơn, lạ hơn để câu ... của thiên hạ tạm gọi tên là “song kiếm hợp bích”. Thế là lảm nhảm hàng tháng trời Vĩnh viết những bài viết xuên tạc, nói xấu Đảng, đòi xóa bỏ Điều 4,... loạn xị ngậu hết cả lên, phía bên kia Đằng cũng không kém, lôi kéo ngay các nhân sĩ viết ngay cái kiến nghị 72 mà thực ra là Hiến pháp của riêng nhóm Đằng, theo ý riêng của Đằng đòi Quốc Hội ta phải chấp thuận. Bị từ chối, Đằng tức hộc máu phải đi nằm viện, trong thời gian nằm viện Đằng lại lảm nhảm những điều mà thiên hạ nghe đi, nghe lại nhàm cả tai, muốn phát điên lên, rồi đẩy cao trào lên mức mạnh mẽ, oanh liệt hơn, Đằng phi ngay lên mạng, viết thông cáo tuyên bố từ bỏ Đảng Cộng sản Việt Nam. Đằng và Vĩnh rất tâm đắc, cho rằng đây là kế hay, vậy là gây được tiếng vang, được cả xã hội biết đến, còn nổi tiếng hơn cả mấy đứa ca sĩ cởi truồng để được nổi tiếng, mặc dù cách nổi tiếng này nhận được quá nhiều búa rìu của xã hội, nhưng hai cao nhân lấy đó làm niềm tự hào, hả hê lắm thay.
Trong bài viết “Thực tiễn là chân lý” đăng trên Thanh niên công giáo, Vĩnh lại tiếp tục tung tuyệt chiêu võ mồm nói xấu Đảng, Nhà nước ta, trong đó cổ vũ cho “tối kiến của bạn Đằng trong việc quyết tâm xóa bỏ Đảng cộng sản Việt Nam, thành lập nên đảng mới. Trong bài viết của mình, Vĩnh ca ngợi Đằng hết lời, nào là một người cách mạng chân chính, mặc dù ốm liệt giường nhưng với tinh thần yêu nước và xây dựng, Đằng nêu vấn đề lập một đảng mới gọi vui vui là Đảng Dân chủ xã hội. Và Vĩnh coi đó là “đòi hỏi khẩn thiết của cuộc sống”, để cho có sự cải biến tích cực làm cho đất nước phát triển nhanh. Theo ý Vĩnh cần Có một đảng mới, có chính danh để đấu tranh nhằm hạn chế những sai lầm của Đảng Cộng sản, để Đảng Cộng sản tự điều chỉnh tốt lên, để có tự do, dân chủ, xã hội lành mạnh là một điều hay. Đúng là suy nghĩ quá hợp ý với bè lũ dân chủ.
Tiếp Vĩnh ca ngợi ngòi bút của Đằng lên tận mây xanh, Đằng từng nói “Chúng ta đấu tranh với phương châm công khai, minh bạch, ôn hòa, bất bạo động, phản đối tất cả mọi hành động manh động, bạo lực, khiêu khích, gây chiến tranh” ;“Tôi chưa bao giờ nói là chống Đảng Cộng sản hoặc xóa bỏ Đảng Cộng sản”. Vậy có gì là “náo động thiên cung” đâu, mà các vị tiến sĩ, giáo sư, các nhà “bảo hoàng, bảo thủ” nhao nhao phê phán, phản bác lên án ông Đằng bằng cách cắt xén, xuyên tạc, suy diễn, bất chấp sự thật, với những lý luận gượng gạo, nặng về quy chụp theo kiểu “bỏ bóng đá người” thế. Vĩnh coi đây là những lời gan ruột, tâm huyết nhất và giữ nó như báu vật. Ôi chao, đúng là song kiếm hợp bích, một tuyệt chiêu võ công quá kỳ công của hai lão già gần đất xa trời. Đến tận đây, chúng ta mới hiểu thêm một khía cạnh nữa của tình bạn già, tình bạn zân chủ./.
Trần Ái Quốc
- Lý do thứ hai, Thụy cho rằng Hội cựu chiến binh là một tổ chức lỏng lẻo, kết nạp cả những thành phần không thuộc đối tượng qui định theo điều lệ, sinh hoạt hình thức, không có tính chiến đấu, không biết bênh vực quyền lợi của hội viên. Hội viên không thiết tha sinh hoạt. Ái chà chà, chú Thụy đúng là một kẻ coi trời bằng vung, không biết trời cao đất dày là gì? Nếu chú ngu quá không nhận thức nổi vai trò của Hội Cựu chiến binh Việt Nam thì để anh dẫn chứng cho sáng mắt ra một chút nhé. Chú muốn cút khỏi Hội thì cứ việc, muốn tuyên bố này nọ thì mặc kệ, việc gì đến chú mà chú lại lu loa lên này nọ vu cáo cho Hội cựu chiến binh là lỏng lẻo, không có tính chiến đấu. Phải chăng có tính chiến đấu như ý của chú là phải ngậm cờ của mấy thằng cờ vàng phản động rồi phỉ báng lại truyền thống và máu xương của dân tộc?
Trong Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam được Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IV Hội Cựu chiến binh Việt Nam thông qua ngày 13 tháng 12 năm 2007 ghi rõ:
Điều 4:
Những đối tượng được xét kết nạp vào Hội Cựu chiến binh:
- Các đồng chí đã tham gia các đơn vị vũ trang do Đảng tổ chức trước ngày Cách mạng Tháng Tám 1945.
- Các cán bộ và chiến sĩ Quân đội nhân dân Việt Nam gồm bộ đội chủ lực, bộ đội địa phương, bộ đội biên phòng, biệt động đã tham gia kháng chiến chống ngoại xâm, bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế, nay đã xuất ngũ, phục viên, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Các cán bộ và chiến sĩ dân quân, du kích, tự vệ đã trực tiếp tham gia chiến đấu, đội viên các đội công tác vũ trang vùng địch tạm chiếm.
- Các công nhân viên quốc phòng đã tham gia chiến đấu và phục vụ chiến đấu trong thời kỳ chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc.
- Những sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp hoàn thành nhiệm vụ trong Quân đội đã xuất ngũ, chuyển ngành, nghỉ hưu.
- Những hạ sĩ quan, chiến sĩ đã hoàn thành nhiệm vụ tại ngũ, về định cư tại các xã, huyện miền núi, biên giới đất liền, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, địa bàn đồng bào dân tộc thiểu số.
- Những quân nhân đã hoàn thành nhiệm vụ ở tuyến đấu biên giới hải đảo.
- Những quân nhân trong quá trình làm nghĩa vụ quân sự tại ngũ có thành tích xuất sắc được Quân đội và Nhà nước khen thưởng.
-Những quân nhân được Bộ Quốc phòng đào tạo thành sĩ quan dự bị trước khi ra quân.
Những người trên đây, giữ được bản chất “Bộ đội Cụ Hồ”, làm tròn nghĩa vụ công dân, tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện xin vào Hội đều được xét kết nạp vào Hội.
Việc kết nạp hội viên do tổ chức cơ sở Hội thảo luận và quyết định. Những tổ chức cơ sở có chia ra Chi hội, thì do Chi hội thảo luận xem xét, đề nghị Ban chấp hành cơ sở quyết định. Nơi có Phân hội, thì Phân hội đề nghị, báo cáo lên Chi hội xem xét và Ban chấp hành Hội cơ sở quyết định.
Hội viên Hội cựu chiến binh Việt Nam toàn những chiến sỹ cách được rèn luyện qua các thời kỳ, được quy định rõ ràng như thế và Thụy bảo là thiếu sức chiến đấu. Đi bất cứ đâu trên đất nước Việt Nam này đều có thể nhận thấy vai trò của Hội cựu chiến binh đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, không ai có thể đủ quyền và đủ tư cách phủ nhận những thành tựu cách mạng vĩ đại của Hội cựu chiến binh Việt Nam.
Nguyễn Tường Thụy tuyên bố rằng, hắn cảm thấy xấu hổ khi mang danh Hội cựu chiến binh, câu này như kiểu đạo lại của nói của tổng giám mục Ngô Quang Kiệt khi hắn nói rằng nhục nhã khi cầm trong tay tấm hộ chiếu của Việt Nam. Câu nói của Ngô Quang Kiệt đã đẩy hắn đến vực sâu của sự khinh bỉ, còn tuyên bố của Nguyễn Tường Thụy cũng chẳn ảnh hưởng gì đến Việt Nam, không làm gì nổi đất nước Việt Nam này, chỉ là khi đọc những dòng tuyên bố của hắn thấy vô cùng ngứa mắt nên phải chửi thẳng vào mặt Thụy cho hắn thông minh ra một tí. Sau Nguyễn Tường Thụy không biết còn trò lố nào nữa không nhỉ? Có khi Nguyễn Tường Thụy nên gợi ý cho Phương Uyên tuyên bố ra khỏi Đoàn Thanh niên Cộng sản cho nóng luôn thể, đúng là trò hề cho thiên hạ./.
Nguyên văn tờ tuyên bố của Thụy
Trần Ái Quốc
Việt Nam là một quốc gia đa tôn giáo, tín ngưỡng. Tham gia các sinh hoạt tín ngưỡng, tôn giáo là nhu cầu tinh thần của đông đảo nhân dân. Đối với đồng bào giáo dân, Đảng và Nhà nước ta luôn thể hiện sự tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo; đoàn kết tôn giáo, hòa hợp dân tộc, mong muốn cho giáo dân được “phần hồn thong dong, phần xác ấm no”. Tinh thần ấy được giữ vững từ khi mới thành lập Đảng đến nay và được quy định rõ ràng trong các văn bản. Các sinh hoạt tôn giáo của Công giáo diễn ra ngày một sôi nổi, an toàn. Điều đó không chỉ phản ánh sự quan tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc thực hiện quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng - trong đó quyền tự do tuyên xưng đức tin là một trong những quyền cơ bản nhất, đồng thời thể hiện sự bình đẳng giữa các tôn giáo trong một đất nước đa tôn giáo, đa dân tộc, đa văn hóa như Việt Nam. Nhiều tổ chức quốc tế, trong đó có tổ chức nhân quyền, các phái đoàn Vatican đến Việt Nam đều phải thừa nhận sự thực trên.
Tham dự Đại lễ Kính thánh Đa Minh tại giáo phận Bùi Chu - Nam Định, nơi ghi dấu ấn lịch sử cho quá trình truyền đạo Công giáo ở Việt Nam, nơi đồng bào Công giáo đang sống đời sống phúc âm đậm nét, có thể tìm được một minh chứng sống động cho quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của đồng bào giáo dân ở Việt Nam.
Hàng năm cứ vào ngày mùng 8 tháng 8 dương lịch, theo truyền thống có từ lâu đời trong giáo phận Bùi Chu - Nam Định, bà con giáo dân ở khắp các giáo xứ thuộc giáo phận và ở khắp các vùng miền lại nô nức kéo về nhà thờ Chính tòa Bùi Chu để tham dự đại lễ kính thánh Đa Minh - thánh quan thày bổn mạng giáo phận.
Giáo phận Bùi Chu hiện nay nằm gọn trong tỉnh Nam Định, bao gồm sáu huyện - Xuân Trường, Giao Thủy, Hải Hậu, Nam Trực, Trực Ninh, Nghĩa Hưng và khu vực xứ Khoái Đồng ở thành phố Nam Định. Hiện giáo phận do Đức Giám mục Giuse Hoàng Văn Tiệm coi sóc chủ chăn từ năm 2001 đến nay. Địa phận Bùi Chu là địa phận đại diện cho các địa phận có dòng Đa Minh quản lý, do đó đời sống đạo của giáo dân địa phận Bùi Chu ít nhiều mang những nét khác biệt.
Ngày lễ đầu dòng giáo phận - Đại lễ kính thánh Đa Minh (8/8) - là một trong những ngày lễ lớn nhất của giáo phận trong năm. Trước ngày lễ, các tín đồ lo chuẩn bị rất chu đáo từ việc sửa sang đường xá, nhà xứ, nhà thờ đến dựng cổng chào, chăng hoa, kết đèn, trang hoàng nhà thờ, nhà xứ, tập dượt văn nghệ, hội kèn, hội trống, các nghi thức, nghi lễ sẽ diễn ra trong ngày lễ.
Dù tổ chức lễ chính tiệc vào ngày 8/8, nhưng ngay từ chiều ngày hôm trước, giáo dân đã đổ về nhà thờ Chính tòa dự Thánh lễ khai mạc. Lễ rước thánh quan thày diễn ra quanh khuôn viên nhà thờ, bắt đầu là đi từ trong nhà thờ và kết thúc cũng được đưa vào nhà thờ. Đây là hình thức đi vòng quanh, được xem là biến thể của hình thức chạy đàn Phật giáo đã được Công giáo hóa. Đi trước đoàn rước có các ban nhạc Tây (đội kèn đồng) và cả ban nhạc Nam (bát âm) chơi nhạc cổ truyền khiến cho cuộc đi rước mang đậm nét truyền thống. Sau các ban nhạc là kiệu thánh Đa Minh. Kiệu ở đây là kiệu vàng, trên đó đặt tượng thánh Đa Minh, xung quanh được tết hoa lá. Sau đó, Thánh lễ được cử hành trang trọng.
Vào buổi tối, chương trình diễn nguyện về Thánh Đa Minh diễn ra với sự đầu tư kỹ lưỡng, công phu. Các tiết mục văn nghệ có sự góp mặt của trăm diễn viên đến từ các Liên huynh trong Giáo phận, đại diện cho các Giáo hạt của Giáo phận Bùi Chu. Chương trình Diễn nguyện đã thể hiện lại cuộc đời và việc rao giảng Tin Mừng của Thánh Đa Minh.
Vào ngày lễ chính tiệc, hàng vạn bà con giáo dân từ khắp các giáo họ, giáo xứ, giáo hạt trong toàn giáo phận Bùi Chu đến dự Thánh lễ. Phải nói rằng, Đại lễ Kính thánh Đa Minh là sinh hoạt tôn giáo thường niên ở giáo phận Bùi Chu. Cho đến nay, tinh thần của ngày Đại lễ vẫn được bảo toàn, qui mô Đại lễ diễn ra rộng rãi thường phải có khoảng 30.000 đến 50.000 giáo dân và hơn 100 linh mục đoàn tham dự.
Được sự giúp đỡ, tạo điều kiện của chính quyền các cấp về an toàn giao thông, cháy nổ, an ninh trật tự, vệ sinh môi trường… cho nên Đại lễ kính thánh Đa Minh năm nào cũng diễn ra thuận lợi, không khí trang nghiêm, sôi động nhưng rất an toàn và trật tự. Như vậy là Đảng và Nhà nước ta rất nhất quán trong việc đề ra và thực hiện đường lối, chính sách đối với tôn giáo: luôn tôn trọng tự do tín ngưỡng, tôn giáo, tôn trọng người dân Việt Nam có tín ngưỡng, tôn giáo cũng như không có tín ngưỡng, tôn giáo. Không hề có việc Việt Nam vi phạm các quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, không có chuyện đàn áp, gây khó khăn cho người dân theo hay không theo tôn giáo. Với Đại lễ kính thánh Đa Minh, chính quyền các cấp đã tạo điều kiện, môi trường tốt đẹp để đảm bảo cho người dân được tham gia vào đại lễ, sống trong tinh thần Phúc âm nhằm thỏa mãn nhu cầu tôn giáo của họ. Điều này đã khiến đồng bào giáo dân phấn khởi, yên tâm, tin tưởng vào đường lối, chính sách và pháp luật của Đảng và Nhà nước Việt Nam, góp phần đảm bảo trật tự an toàn xã hội, từ đó tạo khối đại đoàn kết toàn dân tộc, tích cực góp thêm sức mạnh vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, từng bước hoàn thành mục tiêu dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Xuân An
Nelson Mandela sinh ngày 18 tháng 7 năm 1918 mất ngày 5 tháng 12 năm 2013, ông là Tổng thống Nam Phi từ năm 1994 đến 1999, và là tổng thống Nam Phi đầu tiên được bầu cử dân chủ theo phương thức phổ thông đầu phiếu. Mandela là nhà hoạt động chống chủ nghĩa apartheid (chủ nghĩa phân biệt chủng tộc), và là người đứng đầu phái vũ trang của Đảng Đại hội Dân tộc Phi (ANC).
Chân dung nhà lãnh đạo Nelson Mandela
Nelson Mandela là nhà đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc apartheid của những người Afrikaner, ông thông qua Hiến chương Tự do là nền tảng cơ bản cho cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa apartheid.
Mandela bị bắt giam lần thứ nhất vào ngày 5 tháng 12 năm 1956 và bị buộc tội phản quốc. Sau quá trình xét xử kéo dài từ năm 1956-1961 ông được tuyên trắng án. Từ năm 1961, Mandela trở thành người đồng sáng lập và là lãnh đạo cánh vũ trang của ANC, Ông điều hành các chiến dịch phá hoại chống lại các mục tiêu quân sự và của chính quyền, lên kế hoạch cho một cuộc chiến tranh du kích nếu phương cách phá hoại vẫn không chấm dứt được chế độ apartheid.
Ngày 5 tháng 8 năm 1962 Mandela bị bắt lần thứ hai và bị giam giữ tại Pháo đài Johannesburg. Ông bị buộc tội chủ mưu kêu gọi công nhân đình công vào năm 1961 và vượt biên bất hợp pháp tại tòa. Ngày 25 tháng 10 năm 1962, Mandela bị tuyên án 5 năm tù giam. Hai năm sau vào ngày 11 tháng 6 năm 1964, ông lại phải ra tòa một lần nữa vì những hoạt động trong Hội đồng Quốc gia châu Phi (ANC). Nelson Mandela bị giam giữ tại Đảo Robben 18 năm. Trong thời gian trong tù, ông dần dần trở nên nổi tiếng với vai trò là nhà lãnh đạo da đen đáng chú ý nhất tại Nam Phi. Vớit inh thần vượt khó, và quyết tâm cao độ, trong thời gian ở tù Mandela đã tham gia khóa học từ xa của Đại học Luân Đôn và nhận bằng Cử nhân Luật. Năm 1988 Mandela được chuyển đến Nhà tù Victor Verster và ở đó 9 năm cho đến khi ông được phóng thích vào tháng 2 năm 1990.
Trong cuộc bỏ phiếu dân chủ đầu tiên ở Nam Phi vào ngày 27 tháng 4 năm 1994. ANC giành được 62% số phiếu bầu, và Mandela, với vai trò là lãnh đạo ANC, đã nhậm chức làm Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi vào ngày 10 tháng 5 năm 1994,
Mandela đã nhận được nhiều giải thưởng của Nam Phi, nước ngoài và quốc tế, trong đó có Giải Nobel Hòa bình năm 1993 được Nữ hoàng Elizabeth II trao Huân chương Công lao ; Huân chương Thánh John; được George W. Bush tặng thưởng Huân chương Tự do Tổng thống. Sinh thời ông là nhà lãnh đạo gần dân và được nhân dân yêu chuộng hòa bình thế giới ngưỡng mộ ông được tặng thưởng Huân chương Canada, là một trong số ít người nước ngoài nhận được huân chương này.
Năm 1981, ông được trao Giải Bruno Kreisky. Năm 1988, ông đoạt Giải thưởng Sakharov của Nghị viện châu Âu và Giải Nhân quyền của Liên Hiệp Quốc. Năm 1990 ông nhận được Giải thưởng Bharat Ratna của chính phủ Ấn Độ và là người cuối cùng nhận được Giải thưởng Hòa bình Lenin của Liên Xô.Vào năm 1992 ông được nhận Giải thưởng Hòa bình Atatürk của Thổ Nhĩ Kỳ.
Tổng thống Nam Phi ông J. Zuma cho biết ông Mandela ra đi lúc 20h50 ngày 5/12 giờ địa phương.Tổng thống da đen đầu tiên của Nam Phi, Nelson Mandela, biểu tượng của cuộc chiến chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, đã qua đời ở tuổi 95 sau một thời gian dài chiến đấu với bệnh tật. Xin tiễn biệt và nhớ ơn ông, người anh hùng của thế giới.
Tang lễ của biểu tượng chống chủ nghĩa phân biệt chủng tộc diễn ra trong một căn lều mái vòm lớn, với 4.500 quan khách tham dự. Bài thánh ca Xhosa mang tên "Fulfill Your Promise" vang lên khi buổi lễ bắt đầu
Quan tài phủ quốc kỳ của Mandela được đẩy vào hội trường, đặt ở trung tâm, trên những miếng da bò, bao quanh là 95 ngọn nến, mỗi ngọn tượng trưng cho một năm trong cuộc đời oanh liệt của ông, từ tù nhân trở thành tổng thống da màu đầu tiên của Nam Phi
21 phát súng tiễn biệt được bắn ra trong suốt tang lễ của Mandela
Trần Ái Quốc (Bài viết có sử dụng tư liệu của Wikipedia, dantri.com)
Rận chủ Nguyễn Lân Thắng (nguồn Nguyentandung.org)
Nguyễn Lân Thắng một cái tên được quan tâm khá nhiều trong thời gian gần đây, như bài viết trước, tác giả đã cung cấp cho độc giả cái nhìn sinh động về nhà “dân chủ” Nguyễn Lân Thắng, về thân thế, sự nghiệp của gia đình Cụ Nguyễn Lân chắc độc giả cũng đã hiểu rất nhiều thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Còn thằng con, thằng cháu bất hiếu Nguyễn Lân Thắng thì bôi nhọ thanh danh cả gia đình, dòng tộc. Thắng sinh ra khi đất nước đã hòa bình, được hưởng thành quả vĩ đại của cách mạng giải phóng dân tộc, nhưng gã sớm là một kẻ bất tài, tuy tự xưng là nhà báo nhưng bản thân y sinh năm 1975, vốn chỉ là một blogger chuyên đi săn những bức ảnh mang tính “giật gân” rồi chia sẻ lên mạng xã hội nhưng hắn mắc bệnh “tâm thần chính trị’ luôn tự cho mình là “nhà báo chân chính” có tầm ảnh hưởng lớn trong nền chính trị Việt Nam. Những việc làm mang tính chất điên khùng của thằng con mất dạy nhà họ Nguyễn Lân là lợi dụng sự kiện thằng con mất dạy của dòng họ Cù (tức Cù Huy Hà Vũ) viết một vài bài cổ động cho hắn nhưng mục đích là đánh bóng tên tuổi cho bản thân. Nực cười hơn với căn bệnh “tâm thần chính trị khá nặng” hắn luôn tự cho mình là lãnh tụ, dám tự so sánh mình với Hòa Thượng bồ tát Thích Quảng Độ đã tự thiêu để phản đối chính quyền Ngô Đình Diệm. Bản thân hắn không dám tự tẩm xăng vào người đốt mà lại đi kêu gọi mọi người tự thiêu để phản đối chính quyền, tất nhiên trong điều kiện chính trị hiện tại của Việt Nam chỉ có những thằng điên mới đi tự thiêu để chấm dứt cuộc sống yên bình trong một đất nước hòa bình như Việt Nam hiện nay. Cũng vì tâm thần chính trị nên ngay khi bản Hiến pháp mới năm 2013 được Quốc Hội Việt Nam thông qua hắn đã phát điên lên đến mức đăng đàn viết những bài phản đối và độc giả lỡ ai động vào chỉ thấy một giọng văn bốc mùi, ngu si và đần độn của một đứa con, đứa cháu lạc loài so với truyền thống của dòng họ Nguyễn Lân.
Nói về lý do không đồng tình với bản Hiến pháp mới của Việt Nam, trong cuộc phóng vấn với BBC nhà “tâm thần chính trị’ Nguyễn Lân Thắng nêu lên một số lý do sau:
Điểm không đồng tình thứ nhất của Thắng là bản Hiến Pháp mới giữ nguyên Vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam. Cái này quá dễ hiểu, vì đây cũng chính là tâm nguyện đấu tranh của giới zân chủ từ lúc chúng cuốn xéo khỏi đất nước Việt Nam vào năm 1975. Nhưng đấu tranh dân chủ thời ấy còn ra hình, ra dáng một chút, ít nhất thì cũng thành lập được đôi ba cái tổ chức như trùm khủng bố quốc tế Nguyễn Hữu Chánh đã từng làm, ít nhất cũng gây được vài tiếng tăm đâu đó. Còn dân chủ hiện nay chỉ toàn là cái lũ võ biền, “ăn chưa nên đọi, nói chưa nên lời” như con nhóc Phương Uyên, Nguyên Kha, hay Đỗ Thị Minh Hạnh, hoặc khá khẩm hơn một chút, có học có hành như Lê Hiếu Đằng, Nguyễn Thanh Giang nhưng sớm thoái hóa biến chất chịu làm tay sai cho quỷ dữ mục đích là trục lợi cá nhân, chung quy toàn cái lũ mất nết, không có chút tính người nào. Hoạt động dân chủ bây giờ cũng chẳng mang tính chính trị nữa, bởi bè lũ zân chủ trong nước thừa hiểu rằng với sức lực, trí tuệ và tài năng của chúng chỉ học được mỗi “cụ Chí” thôi, còn chẳng đủ sức để làm nên cái gọi là xã hội dân sự hay lật đổ vai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản. Bằng việc làm cụ thể như Nguyễn Hữu Chánh còn chẳng ăn ai nữa là cái lũ dùng võ mồm như các nhà dân chủ Việt hiện tại. Biết không làm được gì, nhưng lại có cái hay, chỉ cần tung hô vài câu đòi đa nguyên, đa đảng, xóa bỏ Điều 4 là ngay lập tức có đứa cầm tiền đút vào miệng, quá sướng. Thế cho nên việc chú Thắng không đồng ý khi Bản hiến Pháp năm 2013 không bỏ điều 4 chẳng có gì là lạ. Thậm chí chúng còn mừng vì có cớ để tiếp tục lu loa, mà lu loa, ăn vạ là có tiền, “nhất cữ lưỡng tiện” quá còn gì.
Cái cớ thứ hai mà chú Thắng đưa ra là về quyền sở hữu, không tôn trọng sở hữu tư nhân về đất đai. Cái này cũng không có gì khó hiểu, thậm chí còn thể hiện cái ngu của Thắng về kiến thức chính trị xã hội. Trước đây, khi chưa có Đảng thì đất đai thuộc sở hữu tư nhân tức thuộc địa chủ (thời kỳ phong kiến), mà thời đó dân ta khổ lắm, làm gì được quyền làm chủ như bây giờ. Thế nên vũ trang hóa lý luận Mác Lê nin về Chủ nghĩa xã hội và xây dựng kinh tế tập thể, Đảng ta vận dụng vào Việt Nam xây dựng hình thức sở hữu tập thể về TLSX trong đó đất đai được quy định là thuộc sở hữu toàn dân, trong đó Nhà nước là đại diện chủ sở hữu, mục đích cũng là vì đảm bảo quyền tự do, dân chủ cho người dân. Pháp luật bao đời này vẫn quy định rõ ràng như thế và người dân từ sau 1975 đến giờ vẫn no ấm, hạnh phúc với sở hữu toàn dân về TLSX, chẳng ai kêu ca gì. Thế nên khi đưa ra cái sở hữu tư nhân về đất đai chứng tỏ Thắng chẳng hiểu cái gì về nền kinh tế Việt Nam cả, quá buồn cho hậu duệ của toàn những Giáo sư, Phó Giáo sư hàng đầu Việt Nam. Sở hữu tư nhân về đất đai chỉ phục vụ cho mục đích trục lợi của các cá nhân, mà cái này thì rõ ràng có hại cho đại cuộc, cái này Thắng quá hiểu nên không đồng tình cũng đúng.
Cái không đồng tình của Thắng nữa là liên quan đến quân đội, Thắng không chấp nhận chuyện quân đội phải trung thành với Đảng, Thắng muốn quân đội phải trung thành với nhân dân. Thế đây, lúc nào cũng nhân dân, lấy danh nghĩa nhân dân nhưng bè lũ dân chủ như Thắng hay vô vàn những kẻ ti tiện khác chỉ biết nói cho sướng miệng. Không cần quy định quân đội phải trung thành với nhân dân thì quân đội ta từ nhân dân mà ra, vì nhân dân mà chiến đấu, từ xưa đến nay vẫn có câu “Quân đội ta trung với Đảng, hiếu với dân, sẵn sàng chiến đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì chủ nghĩa xã hội, nhiệm vụ nào cũng hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng”, hay Chủ tịch Hồ Chí Minh từng nói “Quân với dân như cá với nước”, quân đội ta là của nhân dân, vì nhân dân dưới sự lãnh đạo của Đảng. Âm mưu phi chính trị hóa các lực lượng vũ trang của các thế lực zân chủ không thực hiện được nên Thắng vẫn nói càn và xuyên tạc thuật ngữ, chán Thắng quá đi thôi. Bên cạnh đó, Thắng cũng mạnh mồm tuyên bố rằng Thắng và nhiều nhà hoạt động khác đã sẵn sàng trả giá cao hơn so với mức phạt 100 triệu đồng mà Việt Nam vừa quy định trong Nghị định 174 được ban hành hôm 13/11 về phạt hành vi “tuyên truyền chống Nhà nước …; phá hoại khối đoàn kết dân tộc mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự”. Cái này chả có gì khó hiểu, hoạt động kinh doanh dân chủ 1 vốn 10 lời, nhưng toàn bị ăn chặn, lừa đảo, nghĩ mà buồn lắm lắm./.
Trần Ái Quốc