Toàn văn câu chuyện xuyên tạc của ông GS Phan Huy Lê về câu chuyện Lê Văn Tám là thế này:
Tại một cuộc họp của hãng phim truyền hình Việt Nam vào cuối tháng 2
năm 2005 tại Hà Nội, giáo sư Phan Huy Lê đã tiết lộ: “Nhân vật lịch sử
‘anh hùng Lê Văn Tám’ hoàn toàn không có thật!” Ông cũng khẳng định lại
điều này trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Người Việt.
Cuộc họp
tại Hà Nội, trong đó có mặt một số phóng viên báo chí, nhằm thông báo
rằng trong năm 2005, hãng phim truyền hình Việt Nam (thuộc đài truyền
hình VN) sẽ thực hiện chương trình sản xuất 100 tập phim hoạt hình nội
dung lịch sử dân tộc Việt Nam. Giáo sư Phan Huy Lê, hiện là Chủ tịch Hội
Khoa Học Lịch Sử Việt Nam, là một trong hai nhà sử học được mời dự cùng
với nhà sử học Dương Trung Quốc.
Trong phần phát biểu về tính
chân thực của các nhân vật lịch sử, đột nhiên giáo sư Phan Huy Lê “nhớ
lại”: “Tôi còn một món nợ với anh Trần Huy Liệu mà đến nay chưa trả
được. Ðó là lúc anh Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền (sau cách mạng
tháng Tám 1945, Trần Huy Liệu làm bộ trưởng bộ tuyên truyền và cổ động),
anh Trần Huy Liệu tự viết về nhân vật Lê Văn Tám, một thiếu nhi tự tẩm
xăng vào người và chạy vào đốt kho xăng giặc Pháp ở Thị Nghè”.
Giáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu
chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ
tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các
anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không
còn nữa.”
Hết câu chuyện!!!
Câu chuyện trên hoàn toàn bịa đặt và được thêu dệt bởi Phan Huy Lê bởi các lý do sau:
- Thứ nhất, Ông Trần Huy Liệu là một nhà
sử học đáng kính. Theo những lời trích dẫn trên từ báo Người Việt thì khi đó-
tức năm 2005- ông Phan Huy Lê cho rằng nhân vật và sự kiện Lê Văn Tám là HOÀN
TOÀN KHÔNG CÓ THẬT, mà chỉ là do ông Liệu DỰNG lên.
Vâng, giả sử có chuyện đó thì tại sao ông Phan Huy Liệu- một nhà sử học đáng
kính không thể thận trọng viết lại cho rõ bằng một quyển sách hoặc ít ra là một
bài báo với bút tích của ông? Nếu vì thời điểm chưa tiện công bố thì ông Liệu
hoàn toàn có thể để lại di chúc cho gia đình hoặc cho Viện sử học- nơi ông làm
việc cho đến khi nhắm mắt- với lời dặn khi nào có điều kiện thì công bố? Một
nhà sử học thường thận trọng chứ một sự việc quan trọng như thế không thể dặn miệng.
2-Thứ hai: Theo lời ông ông Phan Huy Lê
trong đoạn trích trên thì thời điểm mà ông Trần Huy Liệu dặn ông Lê là lúc “Lúc
sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám"
Ta biết sự kiện Lê Văn Tám đánh
kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm
1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu "sáng tác" ra Lê V Tám thì ông
Lê còn là một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên
chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì
khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh "tâm
sự" câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?
3-Thứ ba: Sau
khi phát biểu ở cuộc họp cuối tháng 2/2005 và bị mọi người chỉ ra cái vô lý như
trên, trên Tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi
thời điểm ông Liệu DẶN:
Giải thích này cũng rất vô lý vì
nếu có một câu chuyện quan trọng như thế thì ông Trần Huy Liệu, nếu không
"viết" và nếu cần Dặn thì sao không Dặn những người khả tín, ví dụ
như Nhà sử học Đào Duy Anh- người kế nhiệm GS Trần Huy Liệu làm viện trưởng
viện sử học hoặc một người khả kính nào đó? Mà lại đi Dặn một giáo viên quèn và
còn quá trẻ - ngoài đôi mươi?
4-Thứ tư: Tại thời điểm năm 2005, như
trích dẫn trên báo Người Việt, ông Phan Huy Lê khẳng định như tít bài báo "Nhân
vật lịch sử “anh hùng Lê Văn Tám” hoàn toàn không có thật".
Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
Thế nhưng, sau khi có nhiều người viết báo công khai chỉ trích, thì 4 năm sau, tại bài báo trên tạp chí Xưa&Nay số ra tháng 10 năm 2009 ông Phan Huy Lê thay đổi:
Không
những vậy, ông Phan Huy Lê lại đi xuyên tạc, bịa đặt hoàn toàn thiếu
căn cứ khi khẳng định rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ
THẬT" vào năm 2005, mà lại khẳng định trên một tờ báo của mấy ông cờ
vàng hải ngoại là báo Người Việt? Để rồi, mãi đến 4 năm sau, năm 2009,
ông lại đính chính rằng câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật?
Một người nói hai lời về cùng một sự kiện lịch sử như vậy
có xứng đáng là một Giáo sư sử học đầu ngành của một đất nước hay
không? Và tại sao khi phát hiện ra sự nhầm lần 4 năm trước mà ông Phan
Huy Lê không dám có lời xin lỗi, đính chính rõ ràng?
Lê Hương Lan
chính ông GS sử học Phan Huy Lê đã xuyên tạc lịch sử khi kể rằng ông Trần Huy Liệu đã "tiết lộ" với ông xung quanh câu chuyện Lê Văn Tám. Tưởng như chuyện này đã rõ khi chính ông GS Phan Huy Lê bốn năm sau đã phải tự đính chính lời phát biểu hồ đồ của mình, vậy mà đến giờ, nhiều người vẫn nghĩ rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "điển hình cho sự tuyên truyền của Cộng Sản Việt Nam!"
Trả lờiXóaNgày 23/10/1945, Bác Hồ đã viết trên báo Cứu Quốc: “Sự hy sinh của đồng bào ta trong cuộc chiến đấu oanh liệt trong Nam Bộ bây giờ, cái cử chỉ phi thường của một chiến sĩ tự tẩm xăng vào mình để vào đốt kho dầu của địch, tỏ ra rằng một dân tộc có tinh thần cao đến bậc ấy, thì không sức mạnh nào có thể đè bẹp được”.
Trả lờiXóaHình ảnh thiếu niên Lê Văn Tám dũng cảm đốt kho xăng bốc cháy, tiếng đạn nổ, khói lửa mịt mùng, ai nấy tự hào về sức sống mãnh liệt của một em thiếu niên nghèo khổ Sài Gòn (1)”.
Trả lờiXóaTa biết sự kiện Lê Văn Tám đánh kho xăng/đạn Thị Nghè là tháng 10/1945. Ta cũng biết ông Phan Huy Lê sinh năm 1934. Vậy thời điểm ông Trần Huy Liệu "sáng tác" ra Lê V Tám thì ông Lê còn là một cậu bé con 11 tuổi. Ông Liệu quê Nam Định, ông Lê quê Hà Tĩnh nên chắc chắn không có quan hệ huyết thống, họ hàng gì cả. Vậy thì nguyên do gì khiến một Bộ trưởng trong lúc nước sôi lửa bỏng phải về tận Hà Tĩnh "tâm sự" câu chuyện quan trọng như vậy với một cậu bé con 11 tuổi?
Trả lờiXóaGiáo sư sử học Trần Văn Giàu, nguyên Chủ tịch Uỷ ban hành chánh lâm thời Nam Bộ, nguyên Chủ tịch Uỷ ban Kháng chiến Nam Bộ đã liệt người đốt kho xăng Simon Piétri vào danh sách các chiến sĩ “biệt động”.
Trả lờiXóaông Phan Huy Lê lại đi xuyên tạc, bịa đặt hoàn toàn thiếu căn cứ khi khẳng định rằng câu chuyện Lê Văn Tám là "HOÀN TOÀN KHÔNG CÓ THẬT" vào năm 2005, mà lại khẳng định trên một tờ báo của mấy ông cờ vàng hải ngoại là báo Người Việt? Để rồi, mãi đến 4 năm sau, năm 2009, ông lại đính chính rằng câu chuyện Lê Văn Tám là dựa trên cơ sở sự kiện có thật?
Trả lờiXóaSuốt trong 9 năm kháng chiến chống Pháp, hình tượng Lê Văn Tám xuất hiện ở khắp nơi: trong “Em bé tẩm dầu”, nhạc của Lê Bình (1946); trong bản nhạc ca ngợi người anh hùng thiếu niên Lê Văn Tám của Lê Minh Quốc; trong “Đuốc sống”, tranh của Lê Vinh; trong “Em bé tẩm dầu”, kịch của Nguyễn Anh Ngọc (1947); trong “Lửa cháy lên rồi”, kịch của Phan Vũ (1952-1953); trong “Đuốc sáng”, là danh hiệu của nhiều đội thiếu nhi thuở ấy…
Trả lờiXóaÔng Lê sống nhờ đảng mà lại vạch lưng mấy cái trò đảng dựng chuyện trí trá để lường gạt bao thế hệ thanh niên lao đầu vào chỗ chết như thiêu thân thì rất đáng giận lắm chứ. Nhưng chỉ còn cách bêu xấu, chửi khống ông ráo xư cho đỡ cơn tức thôi chứ biết làm gì hơn.
Trả lờiXóaGiáo sư Phan Huy Lê nói thêm về lời nhắn gửi của ông Trần Huy Liệu: “Lúc sáng tác ra câu chuyện Lê văn Tám, anh Liệu có nói với tôi rằng: “Bây giờ vì nhiệm vụ tuyên truyền nên tôi viết tài liệu này, sau này khi đất nước yên ổn, các anh là nhà sử học, các anh nên nói lại giùm tôi, lỡ khi đó tôi không còn nữa
Trả lờiXóaDù chỉ là dựa trên câu chuyện có thật cũng là có thật rồi. Có rất nhiều cách để đính chính câu chuyện chứ không nhất thiết phải phủ nhận hoàn toàn tính thật của anh hùng Lê Văn Tám.
Trả lờiXóaLê Văn Tám có thể là cái tên do nhà sử học Trần Huy Liệu bịa ra nhưng câu chuyện về cậu bé là có thật vậy thì Lê Văn Tám cũng là có thật, việc gì mà chỉ vì nó là dựa trên tấm gương có thật mà phủ nhật cả câu chuyện ấy.
Trả lờiXóaDựa trên câu chuyện có thật tức là có thật. Lê Văn Tám có thể là cái tên bịa nhưng con người ấy vẫn là có thật vậy thì sao phải phủ nhận cả câu chuyện anh hùng ấy. Tôi không nghĩ nếu không đúng sự thật thì nó có ảnh hưởng gì sau này mà phải căn dặn như vậy.
Trả lờiXóa