Lão đây là lái xe lâu năm, từng đi khắp mọi nẻo đường tổ quốc bằng con xe tải ZIL157 huyền thoại trong thời chiến, thế nhưng khi đã toan về già, chứng kiến các trạm BOT mọc lên khắp nơi, toàn thuế với phí khiến cho việc di chuyển trở nên vô cùng đắt đỏ với những người lái xe và doanh nghiệp vận tải. Điều đáng nói là những đồng tiền thu từ BOT chưa chắc đã được thống kê và nộp vào ngân sách nhà nước mà chạy vào túi những ông lớn và những nhóm lợi ích.
Không ai phủ nhận, việc đầu tư và triển khai các dự án BOT không phải là không cần thiết, thậm
chí là rất cần thiết để phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện cho giao
thương phát triển, kinh tế phát triển. Đặc biệt là hiện nay, khi ngân
sách nhà nước đang trong tình trạng khó khăn thì việc thúc đẩy các dự án
BOT để thu hút vốn đầu tư tư nhân là cần thiết. Nhiều quốc gia hiện nay
cũng làm BOT.
Nhưng vấn đề là với một chính sách lớn như vậy, ở các nước, quy định,
luật pháp chặt chẽ nên hạn chế doanh nghiệp lợi dụng. Còn ở Việt Nam,
rõ ràng, qua một thời giản triển khai mô hình dự án BOT trong giao
thông, đã có quá nhiều bất cập, cho thấy chính sách còn lỏng lẻo, bất
cập, có nhiều dấu hiệu lợi ích nhóm, để doanh nghiệp lũng đoạn. Trong thời gian gần đây, nhiều tài xế vẫn dùng tiền lẻ loại 200, 500 đồng để trả phí khi qua trạm
BOT Cai Lậy (Tiền Giang) nhằm phản đối dự án này. Sự việc khiến nhân
viên trạm phải tốn nhiều thời gian để đếm tiền và dẫn tới kẹt xe kéo
dài.
![]() |
Nhân viên thu phí BOT dùng dao cắt chai nhựa để đếm tiền lẻ |
Bỏ qua những lời đe dọa của cả chủ đầu tư trạm thu phí đó như đòi lập
danh sách tài xế sử dụng biện pháp trên gửi cơ quan công an xử lý; bỏ
qua lời của ông Bộ trưởng Bộ Giao thông Vận tải cho rằng trạm thu phí đó
khi lập ra là có sự đồng ý của Bộ này và địa phương, đúng quy trình; bỏ
qua nhận xét của một ông đại biểu Quốc hội rằng cách ứng xử của giới
lái xe là "có vấn đề về văn hóa"... thì cách trả tiền thu phí có một
không hai trên trên giới nói trên thực chất là một sự phản ứng ngầm của
người dân, của doanh nghiệp, là câu trả lời của cuộc sống với chính sách
bất hợp lý.
Có thể nói ngay là bất hợp lý, bởi mức thu ở một trạm thu phí trên
đường tránh như vậy là quá cao. Như trong bài báo "Phí BOT Cai Lậy cao
cấp 14 lần phí cao tốc Trung Lương" đăng trên Dân trí ngày 15/8 đã phân
tích bằng những con số rất thuyết phục: Cao tốc Trung Lương 62km, có 6
làn, nếu quy ra một làn thì dài 372km, thu 40.000 đồng tương đương số
tiền lái xe phải trả là 107 đồng/km. Còn đường tránh Cai Lậy dài 12km, 2
làn xe, quy ra một làn dài 24km, thu 35.000 đồng, như vậy mỗi km người
dân phải trả 1.458 đồng, cao gấp 14 lần cao tốc Trung Lương.
Trong khi đó, số tiền đầu tư cho tuyến đường này lại rất thấp. Ngay
trong cuộc họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội ngày 15/8, Tổng thư ký Quốc
hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc đã khẳng định: “Như Tiền Giang, dự án trên
quốc lộ 1A chỉ là như thế (chỉ tráng một lớp trên mặt đường) và cuối
cùng thu phí cao hơn cả cao tốc Trung Lương, vì thế nên dân bức xúc là
đúng".
Cho dù đến nay, phía chủ đầu tư dự án BOT Cai Lậy đã nhượng bộ giảm
phí từ 35.000 đồng xuống còn 25.000 đồng nhưng lại tăng thời gian thu
phí nên khả năng, "cuộc chiến" để giành lấy lẽ công bằng của giới lái
xe, của các doanh nghiệp có vận tải hàng hóa, của những người dân đi qua
tuyến đường này có lẽ sẽ không dừng lại. Cho dù, điều đó cũng làm cho
họ tốn quá nhiều thời gian, công sức và tiền bạc.
Vụ việc trên có thể nói là một trong những điểm nóng cao độ trong
"cuộc chiến" chung của người dân, doanh nghiệp với nhiều trạm thu phí
BOT quá vô lý trên toàn quốc. Đã và vẫn đang tồn tại khá nhiều điểm nóng
tranh chấp về thu phí BOT mà nếu không có giải pháp đồng bộ để xử lý,
chính những điểm tranh chấp đó lại tạo lên những bất ổn về xã hội.
Điều cần làm lúc này là thanh tra toàn diện các dự án BOT và dẹp ngay những dự án không cần thiết, những dự án BOT vô lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Thằng Đậu
Vụ việc trên có thể nói là một trong những điểm nóng cao độ trong "cuộc chiến" chung của người dân, doanh nghiệp với nhiều trạm thu phí BOT quá vô lý trên toàn quốc. Đã và vẫn đang tồn tại khá nhiều điểm nóng tranh chấp về thu phí BOT mà nếu không có giải pháp đồng bộ để xử lý, chính những điểm tranh chấp đó lại tạo lên những bất ổn về xã hội. Điều cần làm lúc này là thanh tra toàn diện các dự án BOT và dẹp ngay những dự án không cần thiết, những dự án BOT vô lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Trả lờiXóaVụ việc trên có thể nói là một trong những điểm nóng cao độ trong "cuộc chiến" chung của người dân, doanh nghiệp với nhiều trạm thu phí BOT quá vô lý trên toàn quốc. Đã và vẫn đang tồn tại khá nhiều điểm nóng tranh chấp về thu phí BOT mà nếu không có giải pháp đồng bộ để xử lý, chính những điểm tranh chấp đó lại tạo lên những bất ổn về xã hội.
Trả lờiXóaQuá nhiều BOT, và tiền thu cũng đâu phải ít nhưng vẫn cố thủ ở những chỗ rất bất hợp lý. Điều cần làm lúc này là thanh tra toàn diện các dự án BOT và dẹp ngay những dự án không cần thiết, những dự án BOT vô lý để đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp cho người dân.
Trả lờiXóa