Trong một hội nghị của Chính phủ với lãnh
đạo các tập đoàn, tổng công ty nhà nước có qui mô lớn khoảng 4 năm
trước, ông Phan Đăng Tuất, lúc đó là Chủ tịch Hội đồng quản trị Tổng
công ty Rượu bia và nước giải khát Sài Gòn (Sabeco) nói: "Mâu thuẫn
trong các DNNN không bao giờ hết. Nếu Vinashin, Vinalines cổ phần hóa
(CPH) sớm thì quản lý nhà nước cũng đỡ vất vả. Mà không đẩy nhanh CPH
thì tôi e mấy năm tới, nhiều anh ở đây cũng lại phải 'đi' thôi". Bài "Rề
rà cổ phần hóa, sẽ mất chức!", lời nói vào năm 2014 của ông Tuất đã ứng nghiệm khi hàng loạt quan chức của Vinashine, Vinaline lần lượt ngã ngựa, và bây giờ là những quan chức của PVC như Đinh La Thăng, Trịnh Xuân Thanh lần lượt xộ khám, và sắp tới sẽ tiếp tục có những quan chức phải lần lượt tra tay vào còng số 8 vì những sai phạm trong quá khứ của mình.
Khi ông Phan Đăng Tuất vừa dứt lời, cả hội trường cười râm ran, nhiều tiếng vỗ tay tỏ ý đồng tình
bởi ngay trước thời điểm đó, Phạm Thanh Bình, nguyên Chủ tịch và hàng
loạt cán bộ lãnh đạo của Tập đoàn Công nghiệp tàu thủy Việt Nam
(Vinashin) vừa bị khởi tố, bắt giam, gây choáng váng cho giới lãnh đạo
DNNN.
Điều lo ngại của ông Phan Đăng Tuất cho đến nay vẫn đúng. Bởi trong
suốt 4 năm qua, tốc độ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước khỏi các
tập đoàn, tổng công ty nhà nước tuy có những cố gắng thúc đẩy nhưng
nhìn chung cũng vẫn rất chậm.
Trong báo cáo của Chính phủ tại kỳ họp thứ 4, Quốc hội khóa XIV cuối
năm 2017 cho thấy: "Tiến độ thực hiện còn chậm so với yêu cầu; cơ cấu
lại DNNN chưa thực chất, chưa nâng cao hiệu quả hoạt động của khu vực
doanh nghiệp này. Số DNNN sở hữu 100% vốn mặc dù giảm, nhưng tỷ lệ sở
hữu nhà nước trong các doanh nghiệp CPH vẫn còn cao".
Với tốc độ CPH, thoái vốn nhà nước như hiện nay (năm 2016 CPH được 56
DN, năm 2017 chỉ đạt khoảng 44 DN), với số DNNN còn hàng ngàn, trong đó
có rất nhiều tập đoàn, tổng công ty lớn chưa CPH: EVN, PVN... và số vốn
được CPH mới chỉ chiếm khoảng gần 10% tổng số vốn nhà nước thì vấn đề
quản lý khối DN đó làm sao cho hiệu quả, hạn chế tiêu cực, thất thoát,
tham nhũng là vấn đề hóc búa.
Cho dù thực tế, Quốc hội, Chính phủ liên tục sửa đổi, bổ sung các quy
định, chính sách để siết chặt quản lý vốn đầu tư nhà nước, ngăn chặn
các khe hở để tránh tình trạng lợi dụng, lạm dụng để làm bậy, để tham ô,
tham nhũng nhưng các vụ án kinh tế lớn xảy ra ở hàng loạt doanh nghiệp
nhà nước có qui mô lớn, qui mô vừa như vừa qua: Vinashin, Vinalines,
Vinachem, PVN... với số tiền thất thoát, sai phạm lên tới hàng chục ngàn
tỷ đồng.
Ở đây có câu hỏi lớn đặt ra: Tại sao văn bản, chính sách ngày càng
hoàn thiện, chặt chẽ nhưng vi phạm trong thực hiện chính sách, qui định
về quản lý vốn đầu tư, tài sản nhà nước tại nhiều tập đoàn, tổng công ty
lớn của nhà nước vẫn hết sức nghiêm trọng?
Không chỉ mất tiền của, tài sản, Nhà nước cũng mất đi rất nhiều cán
bộ có trình độ, năng lực, được nhà nước, được xã hội công nhận. Nếu như
vẫn chính những cán bộ đó, làm việc ở môi trường khác, ở doanh nghiệp
khác, không phải là doanh nghiệp nhà nước, có lẽ họ vẫn có thể phát huy
năng lực của mình để điều hành một doanh nghiệp lớn mạnh, phát triển.
Bởi một lẽ đơn giản rằng, "đồng tiền liền khúc ruột", chỉ khi nào
đồng tiền là của từng cá nhân, người ta mới có thể có trách nhiệm cao
nhất với nó. Còn ở tập thể, là của chung, là "tiền chùa"... lại quá lớn,
là hàng trăm ngàn tỷ đồng ở PVN, là hàng chục ngàn tỷ đồng ở Vinachem,
TKV... nó rất dễ làm nảy sinh lòng tham, muốn chiếm đoạt. Nếu không ở
người lãnh đạo thì cũng ở những cán bộ, nhân viên thừa hành trong quá
trình sử dụng nguồn lực quá lớn ấy, muốn lạm dụng vào những việc cá
nhân.
Và một điều cũng phải thấy: Ở những DNNN đã cổ phần hóa, đã "lên
sàn", các vụ việc tiêu cực cũng ít hơn, có lẽ rất hiếm có những vụ "tham
ô", không có "cố ý làm trái"... bởi khi đó, tiền của DN là tiền của tư
nhân, của cổ đông... việc giám sát từng đồng vốn, từng dự án, từng quyết
định đầu tư sẽ rất chặt chẽ, được soi lên soi xuống, khó có chỗ cho cá
nhân nào làm bậy.
Lời nói của ông Phan Đăng Tuất ở hội nghị các lãnh đạo tập đoàn kinh
tế nhà nước năm nào, vì thế, đến nay nhắc lại, vẫn thấy là một cảnh báo
đúng.
Tái khẩu: Chuyện cổ phần hóa DNNN là việc Chính phủ đã nhìn thấy từ lâu, thế nhưng con bài cổ phần hóa vẫn chưa được làm quyết liệt vì "lợi ích nhóm", và khi Đảng, CP hiện tại quyết liệt làm việc này vì một Chính phủ kiến tạo, một đất nước văn minh thì vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý tốt hệ thống doanh nghiệp này làm ăn hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhà nước, cho nhân dân. Nếu ta làm tốt cổ phần hóa từ sớm thì những quan chức tài như Đinh La Thăng chắc không phải nhận cái kết như vậy!
Chuyện cổ phần hóa DNNN là việc Chính phủ đã nhìn thấy từ lâu, thế nhưng con bài cổ phần hóa vẫn chưa được làm quyết liệt vì "lợi ích nhóm", và khi Đảng, CP hiện tại quyết liệt làm việc này vì một Chính phủ kiến tạo, một đất nước văn minh thì vấn đề đặt ra là làm sao để quản lý tốt hệ thống doanh nghiệp này làm ăn hiệu quả và mang lại lợi ích cho nhà nước, cho nhân dân. Nếu ta làm tốt cổ phần hóa từ sớm thì những quan chức tài như Đinh La Thăng chắc không phải nhận cái kết như vậy!
Trả lờiXóaBởi trong suốt 4 năm qua, tốc độ cổ phần hóa, sắp xếp, thoái vốn nhà nước khỏi các tập đoàn, tổng công ty nhà nước tuy có những cố gắng thúc đẩy nhưng nhìn chung cũng vẫn rất chậm
Trả lờiXóaTừ năm 1990 đảng ta đã bắt đầu thí điểm việc cổ phần hóa trong doanh ngiệp nhà nước,vừa dễ quản lý vừa đem lại lợi nhuận cao hoạt động dựa trên nguyên tắc lời ăn lỗ chịu,vì thế trách nhiệm của mổi cá nhân với cổ phần của mình sẽ cao nhất có thể vì nó ảnh hưởng trực tiếp tới lợi ích của bản thân mình.Từ những vụ việc như vinashin,pvn vừa qua,chắc chắn sẽ có những thay đổi trong tương lai về việc vận hành các doàn ngiệp nhà nước này tạo hiệu quả cao,minh bạch.
Trả lờiXóa