Chuyện ông Trần Ngọc Căng, chủ tịch tỉnh Quảng Ngãi ký công văn hỏa tốc yêu cầu dời đồn biên phòng để nhường đất cho FLC xây dựng khu du lịch đang gây nóng dư luận. Chuyện này do ông Căng ký nên quả thật khiến dư luận bức xúc với tư duy và tầm nhìn của một vị chủ tịch tỉnh vì thu hút doanh nghiệp mà chấp nhận đánh đổi cả quốc phòng, an ninh. Tuy nhiên đối với FLC, đó chỉ là chuyện nhỏ, họ chỉ quan tâm đến dự án của họ có thành công, mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho họ hay không, đếch quan tâm đến vấn đề quốc phòng, an ninh của đất nước. Vì thế mới nói căng mà không căng, chờ ý kiến của Trung ương vào cuộc xem thử kiểu hoạt động kinh tế "câu dầm" này sẽ tiếp diễn như thế nào đây? Và các quan chức, trách nhiệm của các vị đối với quốc phòng, an ninh của đất nước để ở đâu?
1. Lịch sử thành lập của FLC
Năm 2001, luật sư Trịnh Văn Quyết cùng hai cộng sự thành lập Công ty
Cổ phần Vietnam Trade Corp, hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương
mại - dịch vụ.
Đây là dấu mốc đầu tiên trong sự nghiệp của vị
luật sư trẻ 26 tuổi, người mà sau này là sáng lập viên của FLC, đồng
thời là một tên tuổi lớn trong làng luật và giới doanh nhân nước nhà.
Năm 2001 cũng chứng kiến một sự kiện quan trọng mà sau này sẽ có ảnh
hưởng lớn đến hoạt động của FLC. Sau khi đánh giá tiềm năng lâu dài
trong lĩnh vực tư vấn đầu tư, ông Quyết cùng các cộng sự tiếp tục cho ra
đời Công ty Cổ phần Tư vấn quản lý và Giám sát đầu tư (viết tắt là
SMiC).
Ngã rẽ
Tiếp theo, trước yêu cầu của sự chuyên
nghiệp hóa và các nhu cầu tư vấn về chính sách của thị trường, bộ phận
tư vấn chuyên sâu về luật của Công ty được tách ra thành Văn phòng Luật
SMiC. Bộ phận tư vấn này đóng vai trò tư vấn pháp luật và chính sách cho
khách hàng, đồng thời hỗ trợ pháp lý cho các hoạt động kinh doanh khác
của VIC.
Đến năm 2006, Văn phòng Luật SMiC chuyển đổi thành Công ty TNHH Luật SMiC.
Sự ra đời của SMiC đã đánh dấu một mô hình tiên phong lần đầu tiên xuất
hiện tại Việt Nam vào thời điểm đó: công ty kinh doanh có sự tương hỗ
từ một công ty luật.
Và cũng chính điều này đã tạo nên một bản
sắc độc đáo nhưng hiệu quả của Tập đoàn FLC trong tương lai: bộ phận
kinh doanh, thương mại đầu tư và pháp lý cùng song hành và bổ trợ cho
nhau để cùng phát triển, như một cỗ xe song mã.
Tăng tốc
Giai đoạn 2005 - 2006, nền kinh tế Việt Nam bắt đầu ghi nhận những
chuyển động đáng chú ý trong các lĩnh vực ngân hàng, đầu tư tài chính,
bất động sản… Trong bối cảnh đó, như nhiều “đại gia” khác, ý tưởng mở
rộng sang lĩnh vực đầu tư tài chính, đầu tư bất động sản - thay vì chỉ
hoạt động trong lĩnh vực thương mại và tư vấn như trước đây - được ông
Quyết và các cộng sự thai nghén...
Năm 2007, ông và các cộng sự
quyết định thành lập Công ty Cổ phần Chứng khoán FLCS (tiền thân là Công
ty Cổ phần Chứng khoán Artex). FLCS chính thức hoạt động năm 2008.
Tiếp đến, năm 2008, hàng loạt các công ty đầu tư tài chính và đầu tư
như Công ty TNHH Đầu tư Trường Phú (đổi tên là Công ty Cổ phần FLC từ
tháng 1/2010), Công ty TNHH SG Invest và đặc biệt là Công ty Cổ phần Đầu
tư tài chính Ninh Bắc (tiền thân của Công ty Cổ phần FLC Land) - chủ
đầu tư của dự án FLC Landmark Tower - được thành lập.
Gia tăng
mạnh mẽ đầu tư tài chính và đầu tư bất động sản, nhưng vẫn đi đều cả
“hai chân”. SMiC, sau khi khẳng định sự thành công trên lĩnh vực tư vấn
pháp luật và trở thành một thương hiệu lớn - với nhiều danh hiệu, giải
thưởng, bằng khen từ Bộ Tư pháp và Thủ tướng - tiếp tục ghi dấu một cột
mốc nữa. Sau khi có Luật Công chứng năm 2006, Văn phòng Công chứng Hà
Nội trực thuộc SMiC ra đời năm 2008, và đây là văn phòng công chứng tư
nhân đầu tiên của Hà Nội.
Năm 2009, SMiC mở chi nhánh tại Tp.HCM và Singapore. Cùng năm, tòa nhà FLC Landmark Tower được khởi công trong tháng 10.
Đến giai đoạn này, trước yêu cầu bức thiết phải tập hợp sức mạnh và
thống nhất về mặt quản trị, ông Trịnh Văn Quyết cùng các đồng sự chủ
chốt - ông Lê Đình Vinh, ông Doãn Văn Phương, ông Nguyễn Thanh Bình – đã
nhất trí chủ trương hợp nhất các công ty thành viên dưới mô hình Công
ty Cổ phần Tập đoàn FLC.
Định hình và khẳng định thương hiệu
Từ một công ty nhỏ thành lập năm 2008, tháng 11/2010, Công ty Cổ phần
FLC chính thức được đổi tên thành Công ty Cổ phần Tập đoàn FLC - sự hội
tụ của các công ty con và công ty liên kết.
Hai chữ “tập đoàn”
không chỉ tiếp nối một giai đoạn phát triển sôi động trước đó, mà còn là
một bước phát triển mới về chất, được đánh dấu trên 5 phương diện
chính: giá trị thương hiệu, quy mô vốn và tài sản, đội ngũ nhân lực,
chất lượng quản trị và văn hóa doanh nghiệp.
Với ba mảng hoạt
động mũi nhọn (đầu tư tài chính, bất động sản, khai khoáng), FLC đồng
thời vẫn mở ra các lĩnh vực kinh doanh mới cho tập đoàn.
Sau sự
kiện FLC chính thức niêm yết trên sàn chứng khoán, ngày 5/10/2011, mở ra
kênh huy động vốn lớn cho công ty để thực hiện các chiến lược đầu tư
lớn trung và dài hạn, vốn điều lệ của toàn bộ tập đoàn và các công ty
thành viên cũng tăng rất mạnh, lên 1.000 tỷ đồng. Tổng tài sản tăng lên
hàng nghìn tỉ đồng.
Tháng 12/2011, toàn bộ Tập đoàn chuyển về
hoạt động tại tòa nhà FLC Landmark Tower, nằm tại tâm điểm của phía Tây
Hà Nội, khu vực có tốc độ phát triển mạnh nhất ở Hà Nội trong nhiều năm
qua. Đáng chú ý là trong giai đoạn này, khi thị trường bất động sản gặp
tình trạng khó khăn chung thì tòa nhà FLC Landmark Tower vẫn thực hiện
đúng cam kết đảm bảo đúng tiến độ.
Cũng trong năm 2011, SMiC nhận
được bằng khen của Thủ tướng Chính phủ. Đây là công ty luật Việt Nam
đầu tiên nhận được bằng khen này. Tháng 8/2012, SMiC vinh dự nhận danh
hiệu Hãng luật tiêu biểu của năm và ông Trịnh Văn Quyết Quyết nhận danh
hiệu Luật sư tiêu biểu năm 2012.
Từ năm 2011 và đặc biệt năm
2012, trong định hướng thực hiện việc mua bán, sáp nhập các công ty có
tiềm năng phát triển, tái cơ cấu và sắp xếp lại tổ chức các công ty nhằm
nâng cao hiệu quả hoạt động, FLC bắt đầu mở rộng rất nhiều các mảng
kinh doanh khác, đặc biệt là mảng dịch vụ, như du lịch, đại lý vé máy
bay, công nghệ, truyền thông, dịch vụ golf... và hàng loạt các công ty
ra đời. Đồng thời, các công ty thành viên trong tập đoàn được tái cơ cấu
như FLC Global (tiền thân là FLC Travel) và FLC Tech & Media (tiền
thân là FLC Media và Phòng Kinh doanh Công nghệ của Tập đoàn).
Một hướng đầu tư mới cũng được khai phá trong năm 2012, nhằm nâng cao sự
gắn kết với cộng đồng của Tập đoàn. Trường Cao đẳng nghề FLC được hình
thành và bắt đầu đi vào hoạt động tại tầng 4, tòa nhà FLC Landmark
Tower, với vốn đầu tư ban đầu là 60 tỉ đồng.
Năm 2012 cũng tiếp
tục ghi nhận các dấu ấn của FLC trong các hoạt động đóng góp cho cộng
đồng, thể hiện trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (xây nhà tình nghĩa,
hoạt động tài trợ)…
Vào đầu năm 2014, FLC liên tục gây “sóng gió” trên thị trường bất động
sản phía Bắc khi công bố sự kiện mua lại hàng loạt dự án bất động sản
tại Hà Nội, đồng thời tuyên bố sẽ triển khai các dự án ở Quảng Ninh,
Thanh Hóa, Vĩnh Phúc… Chính vì thế, không phải ngẫu nhiên mà cái tên FLC
được nhắc đến trong gần như tất cả các thống kê về M&A (mua bán,
sáp nhập) bất động sản năm 2014 của cả nước. Đây là một trong những yếu
tố giúp FLC trở thành doanh nghiệp lớn hoạt động trong ngành bất động
sản.
Ngoài ra, năm 2014, FLC cũng đã ghi dấu ấn mạnh mẽ tại thị trường
chứng khoán trong nước, bên cạnh một số cổ phiếu gần như không có giao
dịch thì cổ phiếu của FLC lại “lội ngược dòng” với khối lượng giao dịch
khủng trong mỗi phiên...
Có thể nói, chỉ trong vòng vài năm, từ một doanh nghiệp nhỏ, FLC đã
trở thành một doanh nghiệp lớn có vốn điều lệ tăng tới 73 lần, tổng tài
sản lên đến hàng nghìn tỷ đồng. Năm 2013, doanh thu của FLC đạt trên
1.744 tỷ đồng, lợi nhuận thuần đạt 144,8 tỷ đồng, tăng khoảng 400% so
với cùng kỳ năm trước. Đến năm 2014, doanh thu hợp nhất của FLC đạt
2.063,6 tỷ đồng, tăng 18% so với cùng kỳ năm 2013, lãi hơn 454 tỷ đồng,
tăng 231,3% so với năm 2013.
Năm 2015, FLC đặt mục tiêu tổng doanh thu hợp nhất 5.535 tỷ đồng, lợi
nhuận trước thuế 1.158 tỷ đồng, cả hai chỉ tiêu đều gấp hơn 2,5 lần mức
đạt được năm 2014.
2. Bài học từ Quảng Bình
Để hỗ trợ tối đa cho FLC, tỉnh nghèo Quảng Bình sốt sắng ứng 200 tỷ giải phóng mặt bằng để giao đất cho doanh nghiệp này.
Mấy năm trôi qua, đất thì FLC ôm hết nhưng tiền thì tỉnh đòi hoài không
trả. Tỉnh họp hành lên xuống, đòi mãi FLC chỉ trả 60 tỷ rồi im luôn.
Rồi FLC vô Quảng Trị xin dự án.
Rồi FLC vô Quảng Ngãi xin dự án, đè lên vị trí trọng yếu an ninh quốc phòng.
Chủ tịch Quảng Ngãi lập tức ra công văn hỏa tốc yêu cầu dời đồn biên phòng và tính xin Bộ Quốc phòng điều chỉnh các vị trí đất quốc phòng để
cho tập đoàn FLC làm dự án resort.
 |
Thêm chú thích |
 |
Quyết định của ông Trần Ngọc Căng về phê duyệt thiết kế, thi công đồn biên phòng Bình Hải |
Ngày 17.4, ông Trần Ngọc Căng -
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi đã chủ trì cuộc họp để nghe báo cáo và
sau đó có công văn hỏa tốc gửi đến các đơn vị cấp dưới yêu cầu vào cuộc
phục vụ dự án này.
Theo đó, giới lãnh đạo tỉnh Quảng Ngãi thống
nhất với ranh giới và phương án quy hoạch giai đoạn 1 dự án quần thể du
lịch nghỉ dưỡng và đô thị FLC Bình Châu Lý Sơn do Tập đoàn FLC đề xuất,
tổng diện tích lập quy hoạch giai đoạn 1 của dự án là 1.243ha.
Để
đẩy nhanh tiến độ thực hiện công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng
của dự án, ông Căng cho biết UBND tỉnh đang xin ý kiến của Ban Thường vụ
Tỉnh ủy và Thường trực HĐND tỉnh để thống nhất ứng trước khoản kinh phí
500 tỷ đồng.
Không những vậy, để phục vụ hết mức cho dự án, ông
Căng yêu cầu Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh tạm dừng các thủ tục để
đầu tư xây dựng dự án Đồn Biên phòng Bình Hải, huyện Bình Sơn để điều
chỉnh đến vị trí khác phù hợp.
Bài học Quảng Bình còn sờ sờ ra đó nhưng có vẻ anh Căng không thấy căng.
Thưa anh Căng, tôi biết anh bằng mọi giá rước doanh nghiệp về tỉnh, nhưng nếu bằng mọi giá rước chúa chổm thì rất không nên.
Kết: FLC giàu có như vậy, nhưng tại sao lại nợ tiền của địa phương, và bây giờ vì kinh tế FLC còn can thiệp vào chính quyền để ông Trần Ngọc Căng ra quyết định di dời đồn biên Phòng để nhường đất cho FLC. Có lẽ ông Trịnh Văn Quyết nên trả lời thẳng thắn về vấn đề vì sao FLC giàu có như thế mà chơi trò câu dầm tiền của địa phương, và Quảng Bình và nhiều địa phương khác là bài học đắt giá để ông Trần Ngọc Căng sáng mắt ra.
Trần Ái Quốc