![]() |
Hình minh họa |
"Khánh Hoà huỷ 175 hồ sơ hỗ trợ thiệt hại sau bão Damrey" - Đấy là
một Title báo rất đáng chú ý trên báo điện tử Vnexpress, ngày 5.7 vừa
qua. Đáng chú ý ở chỗ: cơn bão Damrey đổ vào huyện Vạn Ninh - Khánh Hoà
tháng 12 năm 2017, khiến hàng ngàn hộ dân nuôi tôm hùm trong nháy mắt
rơi vào cảnh trắng tay. Thế thì hỗ trợ thiệt hại, giúp người dân từ từ
gây dựng lại cơ nghiệp là đúng quá rồi, tại sao phải huỷ, mà lại huỷ
những 175 hồ sơ - 175 hộ gia đình?
Theo giải thích của lãnh đạo
huyện Vạn Ninh thì: "Những trường hợp này không đủ điều kiện được hỗ
trợ, song quá trình lập danh sách từ các xã, thị trấn đề xuất huyện chưa
nắm rõ các quy định, khiến sai sót xảy ra". Nhưng bi hài ở chỗ, cái
việc "chưa nắm rõ quy định" lại giúp cho hàng loạt hộ gia đình cán bộ
hoặc họ hàng người thân của cán bộ vào diện...được hỗ trợ, còn rất nhiều
hộ gia đình khác bị bão tàn phá nặng nề hơn, khủng khiếp hơn - nghĩa là
những người đáng phải được hỗ trợ hơn thì lại tiếp tục...trắng tay. Chỉ
đơn cử như ở xã Vạn Thạch, trong số 24 hộ được hỗ trợ thì có đến 4 cán
bộ xã cùng 8 người thân khác, trong đó có hộ thậm chí đã nghỉ nuôi tôm.
Thế đấy! Mọi thứ nó bi hài, chua xót như vậy đấy! Thế nên phải huỷ tới
175 bộ hồ sơ nằm trong diện hỗ trợ ban đầu, trả lại cho ngân sách nhà
nước một khoản lên tới 23 tỷ đồng là đúng quá rồi.
Điều đáng bàn
tiếp theo: Tại sao "mỡ đến miệng..." như thế mà rốt cuộc vẫn phải nhè
ra? À, tại vì danh sách tất cả các hộ gia đình nằm trong diện hỗ trợ đều
được niêm yết công khai. Chính vì công khai nên sáng - tối, đúng - sai
thế nào người dân thấy hết. Thấy hết nên người ta bất bình, người ta
phẫn nộ, người ta ùn ùn kéo nhau lên Uỷ ban nhân dân xã phản ứng. Như
vậy, xét cho cùng mọi thứ nằm gọn trong hai chữ: công khai. Cứ công khai
là thực - giả hiện hình. Cứ công khai là chân lý được nhận diện.
Nhân nói đến chuyện công khai, mới đây Tổng Giám đốc Đài phát thanh
Truyền hình Hà Nội - ông Tô Phán cũng đứng lên nói công khai tại Hội
nghị lần thứ 14 ban chấp hành Đảng bộ Hà Nội (khoá XVI), rằng: ở đài
mình, trong tổng số 700 người đang làm việc thì chỉ có khoảng 60% là đủ
năng lực "làm việc tốt".
Thế 40 % còn lại làm việc như thế nào?
Ông Tô Phán bảo, 40% ấy làm việc làng nhàng. Nhưng đấy chưa phải là nỗi
khổ lớn nhất của một lãnh đạo như ông. Nỗi khổ lớn nhất là 40% này dẫu
làm việc làm nhàng nhưng không vi phạm kỷ luật, lại là "con ông này,
cháu bà kia" nên không bỏ được. Ông Tô Phán vừa nói vừa cười một cách
chua xót. Những nụ cười chua xót cũng xuất hiện đâu đó trong cuộc họp -
nụ cười của những người chắc cũng rơi vào cảnh na ná với ông?
Trộm nghĩ, người ta không vi phạm kỷ luật công việc, không vi phạm đạo
đức cán bộ nên không thể đuổi việc thì rõ rồi, nhưng có cách nào để
"40%" đáng sợ này cải thiện được chất lượng hay không? Về nguyên lý muốn
cải thiện thì phải đi học. Ông Tô Phán bảo đúng là họ đã chịu khó đi
học. Học tới mức có hết bằng nọ bằng kia, từ thạc sĩ đến tiến sĩ, nhưng
khốn nỗi học hành thế mà vẫn...không làm được việc. Chỗ này tưởng là
nghịch nhưng lại rất thuận, bởi nghề báo là thế: một ông tiến sĩ báo chí
chưa chắc đã biết quay phim, dựng hình, dẫn chương trình giỏi bằng một
anh phóng viên lành nghề! Đấy là còn chưa nói tới chuyện chất lượng thạc
sĩ tiến sĩ của chúng ta bây giờ thì hơi ôi, vàng thau lẫn lộn.
Vậy chẳng nhẽ hết cách à? Nghĩ đi nghĩ lại thấy mọi chuyện xét cho cùng
vẫn nằm ở hai chữ: công khai. Liệu có thể công khai danh tính 40% cán bộ
làng nhàng kia, để khiến người ta vì sĩ diện nghề nghiệp mà phải trau
dồi trình độ một cách thật sự (chứ không phải trau dồi bằng cách...đi
học tiến sĩ nhưng vẫn bất lực trong việc hành nghề), từ đó cố gắng tự
mình kéo mình lên không?
Từ chuyện huỷ "175 hồ sơ hỗ trợ thiệt
hại" ở Khánh Hoà đến chuyện "40% cán bộ làm việc làng nhàng" ở Đài phát
thanh Truyền hình Hà Nội, một lần nữa chúng ta thấu rõ sức mạnh của
nguyên tắc "công khai". Trừ những gì thuộc về "bí mật quốc gia" không
thể công khai, nếu mọi hoạt động của chính quyền dân sinh đều được công
khai thì chắc chắn những khuất tất và những hệ luỵ tiêu cực mà nó sinh
ra sẽ bị diệt trừ.
Công khai là thanh bảo kiếm chữa lành mọi vết thương - Lê Nin từng nói!/
PHAN ĐĂNG
Từ chuyện huỷ "175 hồ sơ hỗ trợ thiệt hại" ở Khánh Hoà đến chuyện "40% cán bộ làm việc làng nhàng" ở Đài phát thanh Truyền hình Hà Nội, một lần nữa chúng ta thấu rõ sức mạnh của nguyên tắc "công khai". Trừ những gì thuộc về "bí mật quốc gia" không thể công khai, nếu mọi hoạt động của chính quyền dân sinh đều được công khai thì chắc chắn những khuất tất và những hệ luỵ tiêu cực mà nó sinh ra sẽ bị diệt trừ.
Trả lờiXóaLê Nin từng nói "Công khai là thanh bảo kiếm chữa lành mọi vết thương" Chúng ta càng thấy rõ sức mạnh đó qua chuyện huỷ "175 hồ sơ hỗ trợ thiệt hại" ở Khánh Hoà đến chuyện "40% cán bộ làm việc làng nhàng" ở Đài phát thanh Truyền hình Hà Nội! Vậy nên việc công khai cần phải được tiến hành rộng khắp và toàn diện trên mọi lĩnh vực
Trả lờiXóaKhông công khai thì không ai biết, một khi đã phơi bày ra trước mặt thiên hạ thì có khó gì để người ta tra ra những hộ nhận được tiền là ai, vì sao họ nhận được tiền và họ thiệt hại ra làm sao. Quả thật công khai là một từ có sức mạnh nhất là trong thời buổi công nghệ này. Khi mà đã tham nhũng thì công khai giống như là án tử cho đám quan tham ấy.
Trả lờiXóaTrừ những gì thuộc về "bí mật quốc gia" không thể công khai, nếu mọi hoạt động của chính quyền dân sinh đều được công khai thì chắc chắn những khuất tất và những hệ luỵ tiêu cực mà nó sinh ra sẽ bị diệt trừ.
Trả lờiXóaNếu mọi thứ đều công khai thì tham nhũng đã chả có đất phát triển, tuy nhiên những việc như Khánh Hòa vẫn tồn tại, thì tham nhũng vẫn còn, khi mà quyền lợi của dân lại không được công khai mà lại được các quan tham giấu diếm đem chia nhau thì tham nhũng vẫn tồn tại đầy nhức nhối.
Trả lờiXóa